Ia Hrú: Nhân rộng mô hình trồng tiêu trên cây trụ sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trồng tiêu trên cây trụ sống là một mô hình kinh tế mới được nông dân huyện Chư Pưh áp dụng trong 5 năm trở lại đây. Với những hiệu quả thiết thực mà cách làm này mang lại, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã và đang tích cực phát triển, từng bước nhân rộng mô hình. Ia Hrú được xem là một xã điển hình như thế.

Những năm trước đây, khi mô hình trồng tiêu trên cây trụ sống mới bắt đầu xuất hiện, người dân Ia Hrú còn e ngại và hoài nghi về hiệu quả kinh tế thật sự mà nó mang lại. Bởi thế, thay vì mạnh dạn áp dụng, nhiều nông hộ vẫn trung thành với cách làm cũ là trồng tiêu trên trụ chết như gỗ, gạch, bê tông. Thực tế cho thấy trồng tiêu trên cây trụ chết trong điều kiện không che bóng có thể đạt được năng suất cao, nhưng kèm theo đó là sự suy kiệt nhanh chóng do ra hoa quả quá độ và sự bùng phát của nhiều loại bệnh nguy hiểm làm hủy diệt vườn tiêu.

 

Mô hình trồng tiêu trên cây trụ sống đang được phát triển và nhân rộng ở xã Ia Hrú. Ảnh: Hồng Thi
Mô hình trồng tiêu trên cây trụ sống đang được phát triển và nhân rộng ở xã Ia Hrú. Ảnh: Hồng Thi

Theo ông Lê Lai- Phó Chủ tịch UBND xã Ia Hrú- trồng tiêu trên cây trụ sống là kiểu canh tác bền vững, vừa che bóng, vừa kéo dài thời gian khai thác vườn tiêu, hạn chế được các bệnh nguy hiểm và có thể giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu. Ông Lai cũng cho biết, UBND xã thường xuyên phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Trạm khuyến nông huyện tổ chức những buổi tập huấn để tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con hiểu và tin tưởng vào mô hình mới.

Từ việc trồng thử nghiệm, người dân xã Ia Hrú đã và đang dần phát triển, nhân rộng mô hình. Đến nay, diện tích hồ tiêu được trồng trên cây trụ sống của toàn xã khoảng trên dưới 30 ha. “Thông thường, cây trụ sống được trồng 1-3 năm trước khi trồng tiêu. Nếu trồng tiêu cùng năm với trụ sống thì bắt buộc phải trồng trụ tạm vì khi đó trụ sống còn nhỏ, chưa có chỗ cho tiêu leo bám. Cây trụ tạm phải tốt để tiêu có thể leo bám trong vòng 2-3 năm trước khi cây trụ sống đủ lớn cho tiêu leo bám”- ông Lai cho hay.

 

Nhiều nông dân sử dụng keo làm cây trụ sống cho tiêu vì những ưu thế mà loại cây này mang lại. Ảnh: Hồng Thi
Nhiều nông dân sử dụng keo làm cây trụ sống cho tiêu vì những ưu thế mà loại cây này mang lại. Ảnh: Hồng Thi

Các loại trụ sống phổ biến mà người trồng tiêu áp dụng là hông, keo, lồng mức, gòn... được trồng bằng cành hoặc ươm bằng hạt. Giống các loại cây này nông dân chủ yếu mua ở TP. Pleiku và Đak Lak, trừ cây gòn đa số là tự ươm bằng hạt. Mỗi loại cây dùng làm trụ sống cho tiêu đều có công dụng và thế mạnh riêng. Theo đánh giá của nhiều nông dân, keo là loại cây có ưu thế hơn cả vì lá của cây này nhỏ vừa có khả năng che mát nhưng cũng vẫn có tán xạ để ánh sáng xuống cho tiêu quang hợp. Bên cạnh đó, keo là cây họ đậu nên nó không cạnh tranh đạm với cây tiêu và có ưu điểm lớn rất nhanh và có tuổi thọ cao. Khi cắt trụi cành, cây keo không chết và cành, lá của nó còn có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc như heo, trâu, bò và dê...
 

Anh Lê Đức Hải bên vườn tiêu đang áp dụng mô hình trồng tiêu trên cây trụ sống của mình. Ảnh: Hồng Thi
Anh Lê Đức Hải bên vườn tiêu đang áp dụng mô hình trồng tiêu trên cây trụ sống của mình. Ảnh: Hồng Thi

Anh Lê Đức Hải là chủ nhân của vườn hồ tiêu hơn 2 ha đang độ ra trái. Cũng được tư vấn và biết đến mô hình trồng tiêu trên cây trụ sống từ những ngày đầu cách làm này xuất hiện, nhưng gia đình anh vẫn lo ngại và chần chừ chưa dám áp dụng. Năm 2010, sau khi thấy được hiệu quả của mô hình từ một người bạn ở Đak Lak và những người xung quanh, anh Hải mới bắt đầu trồng thử. Vừa sản xuất, anh vừa học hỏi kinh nghiệm từ những người đã thành công trước đó. Anh Hải chia sẻ: “Loại trụ sống mà tôi chọn là cây lồng mức, tuy lâu lớn nhưng tuổi thọ cao, khó chết. So với việc trồng trên trụ chết như trước đây, tôi thấy việc trồng trụ sống cho tiêu vừa tiết kiệm được chi phí vừa hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh trên cây tiêu, năng suất cũng cao hơn. Với 2 ha hiện có, trung bình mỗi năm tôi thu về khoảng 10 tấn”.

Để đảm bảo vườn tiêu trồng trên cây trụ sống sinh trưởng tốt, đồng đều, cho năng suất cao, theo anh Hải, người trồng tiêu cần phải chú ý tới các biện pháp kỹ thuật về thời gian trồng, khoảng cách trồng giữa cây hồ tiêu và cây trụ sống. Ngoài ra, khâu chăm sóc cũng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch.

Hiện nay, phá rừng lấy gỗ làm trụ tiêu đang là một vấn nạn khá nhức nhối ở Chư Pưh. Việc phát triển và nhân rộng mô hình trồng cây sống làm trụ cho tiêu không những đem lại lợi ích kinh tế cao cho người nông dân mà còn góp phần hạn chế được tình trạng các cánh rừng tự nhiên ngày càng bị xâm hại cạn kiệt.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm