Huyện Krông Pa: Hàng ngàn hecta cây trồng chìm trong nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không chỉ khiến giao thông trên nhiều tuyến đường bị ngừng trệ, việc các công trình thủy điện, thủy lợi phía thượng nguồn xả lũ còn khiến hàng ngàn ha cây trồng các loại trên địa bàn huyện Krông Pa bị úng ngập.

Một ngày sau khi thủy điện An Khê-Ka Nak và các công trình thủy điện, thủy lợi khác phía thượng nguồn tiến hành xả lũ, mực nước trên sông Ba đoạn qua huyện Krông Pa liên tục dâng cao với cường độ dòng chảy lớn. Hệ quả là ngay từ đầu giờ chiều 3-10, tuyến đường liên xã phía Nam sông Ba của huyện đã bị ách tắc hoàn toàn trên một đoạn kéo dài từ buôn Lái, xã Ia Rmok qua xã Ia Hdreh đến xã Krông Năng. Cùng với đó, toàn bộ các tuyến đò qua sông Ba cũng phải ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
 

Cánh đồng xã Phú Cần ngập trong nước lũ chiều 4-10. Ảnh: Dũng Tấn
Cánh đồng xã Phú Cần ngập trong nước lũ chiều 4-10. Ảnh: Dũng Tấn

Ngoài việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông, việc nước sông Ba dâng cao còn gây ngập úng hàng loạt diện tích cây trồng các loại dọc hai bên bờ sông của người dân huyện Krông Pa. Đứng nhìn rẫy mì hơn 1 ha bị nhấn chìm trong nước lũ, bà Đoàn Thị Khách (buôn Phùng Ji, xã Ia Rsươm) buồn bã cho biết: “Cuộc sống của cả gia đình tôi chỉ trông vào rẫy mì này. Giờ nước ngập như thế này thì chắc mì sẽ bị thối hết”. Cũng ở hoàn cảnh tương tự, anh Kpăh Túi (buôn Buk, xã Phú Cần) cho biết, vụ mì năm nay, gia đình anh trồng được 5 sào và chỉ vài tháng nữa sẽ đến kỳ thu hoạch. “Nếu nước không rút sớm thì coi như mất trắng rồi”-anh Túi than.

Hàng trăm hộ dân ở các xã Chư Rcăm, Chư Drăng, Ia Rmok, Phú Cần… cũng đang đối mặt với nguy cơ trắng tay vì nước lũ. Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Phòng-chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai huyện Krông Pa, tính đến chiều 4-10, nước lũ đã gây ngập úng khoảng 1.200 ha cây trồng, gồm mì, bắp, lúa và hoa màu các loại của người dân trên địa bàn huyện.

Sáng 6-10, trao đổi với P.V Báo Gia Lai, ông Đinh Xuân Duyên-Phó ban Chỉ đạo Phòng-chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa cho biết, hiện tại, huyện vẫn đang chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục thống kê diện tích cây trồng bị thiệt hại do nước lũ nên chưa có con số đầy đủ. Đối với những ruộng mì bị úng ngập, hầu hết là mì còn non. Tuy vậy, để giảm thiểu thiệt hại cho người dân trước nguy cơ mì ngâm lâu trong nước sẽ bị thối củ, huyện đã chỉ đạo cho người dân chủ động tận thu sau khi nước rút. “Nếu thu hoạch thời điểm này, may mắn lắm năng suất cây mì cũng chỉ đạt 60-70%”-ông Duyên cho biết.

Dù UBND huyện Krông Pa đã rất tích cực trong việc chỉ đạo người dân khắc phục hậu quả song chắc chắn những thiệt hại do đợt ngập úng vừa qua gây ra đối với diện tích cây trồng trên địa bàn huyện sẽ không nhỏ. Bởi lẽ, cho đến thời điểm này, theo thông tin chúng tôi nắm được thì dù mực nước trên sông Ba đoạn chạy qua huyện đã bắt đầu rút nhưng còn chậm do lượng nước xả từ các công trình thủy điện phía thượng nguồn vẫn đang lớn hơn mực nước xả của thủy điện Sông Ba Hạ. Trong khi đó, theo những người dân trồng mì cho biết thì chỉ cần úng ngập khoảng 5 đến 7 ngày cây mì sẽ bị thối củ hoàn toàn.

Tiến Dũng-Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm