Xã Ia Broăi, huyện Ia Pa là địa phương bị tàn phá nặng nề nhất trong trận lũ cuối năm 2009. Đặc biệt, hai buôn Jứ Ama Hoét và Jứ Ama Uốk ở ven sông Ba, thường xuyên bị sạt lở mỗi khi có lũ về. Mặc dù nhân dân địa phương đã nhiều lần đề nghị chính quyền di dời dân đến nơi định cư an toàn, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Một mùa mưa bão nữa lại đến, nỗi lo của người dân nơi đây lại đầy lên theo con nước.
Mùa mưa Tây Nguyên đã đến, dòng sông Ba cuộn trôi quanh xã Ia Broăi, huyện Ia Pa lại tiếp tục ngoạm sâu vào buôn Jứ Ama Hoét và Jứ Ama Uốk khiến người dân ở đây lo sợ. Năm nào cũng vậy, khi mùa mưa về, lũ quét dữ dội là 2 buôn Jứ Ama Hoét và Jứ Ama Uốk bị ngập nặng. Đặc biệt, cơn lũ cuối năm 2009 đã cuốn đi gần như tất cả tài sản của bà con. Ba năm qua, hơn 20 hộ phải di dời nhà vào rẫy. Ông Ksor Ang ở thôn Jứ Ama Uốk, cho biết: “Trước đây bên sông Ba có một dãy nhà hai mươi mấy hộ. Nhưng giờ khu đó bị sạt lở trôi đi rồi. Năm nào cũng sạt lở nên bà con ở bên đó chuyển lui về đằng sau. Bà con ở đây không biết sợ nữa, bởi tránh lũ đã thành thói quen rồi. Trước đây nhà mình ở đằng sau, nhưng bây giờ nhiều hộ dân ở bên bờ sông mới dời lui lại đằng sau, nên nhà mình trở thành đằng trước của làng”.
Gia đình chị Rah Lan Trân ở buôn Jứ Ama Hoét, năm 2006 đã một lần dịch chuyển nhà để tránh sạt lở, nay lại tiếp tục đối mặt với nguy cơ xâm thực của dòng sông này. Ngồi trong ngôi nhà dài của mình, chị Trân thấp thỏm chỉ tay ra phía ngoài bãi sông: “Nhà tôi ở tít ngoài kia, bây giờ dồn qua đây cũng lở tiếp nữa, sợ lắm. Tháng 10, tháng 11 sợ nước lụt tiếp. Đất canh tác cũng mất, trồng bắp, trồng mì cũng mất vì đất lở đi một nửa rồi”.
Cả 2 buôn có 218 hộ gia đình, với hơn 1.000 nhân khẩu, tất cả đều là dân tộc Jrai. Mặc dù chăm chỉ làm lụng, nhưng do con lũ cuối năm 2009 đã cuốn đi hầu hết tài sản, nay bà con lại thiếu đất sản xuất nên nghèo khó vẫn thường trực trong cuộc sống của người dân nơi đây. Theo thống kê của cả hai buôn, tỷ lệ trẻ em mù chữ chiếm hơn 60%, hầu hết đã bỏ học đi chăn bò, nhặt phân bò, đi rừng khai thác lâm sản, làm rẫy thuê….
Ông Rơ Ô Luin-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Broăi, huyện Ia Pa cho biết: “Mỗi năm sông Ba lấn sâu vào khoảng hơn 10 mét, đã cuốn trôi hàng trăm ha đất sản xuất và đất ở của bà con. Cứ định kỳ vài ba năm, nhiều hộ dân ở buôn Jứ Ama Hoét và Jứ Ama Uốk lại phải di chuyển nhà vì sông Ba sạt lở. Những người già cho biết, sông Ba trước đây chỉ rộng khoảng 70 mét, nhưng qua nhiều năm sạt lở, nay đã rộng gần gấp 3, 4 lần. Sông càng rộng ra thì đất của buôn càng teo tóp lại, nhà cửa xây dựng san sát nhau, gia súc gia cầm nuôi nhốt dưới nhà sàn rất mất vệ sinh. Những gia đình có con đến tuổi dựng vợ gả chồng thì không có đất để tách hộ”.
Cấp ủy và chính quyền xã Ia Broăi cũng đã nhiều lần đề nghị huyện Ia Pa và tỉnh Gia Lai cần có phương án di dời dân tái định cư nơi an toàn, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Đem vấn đề này trao đổi với ông Nguyễn Thế Hùng-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ia Pa, ông Hùng Cho biết: “Không chỉ có các buôn ở xã Ia Broăi, mà huyện chúng tôi có tới 4 xã là: Ia Broăi, Ia Trôk, Ia Ma Rơn và Kim Tân thường xuyên bị ngập lụt. Chúng tôi cũng rất lo cho người dân. Riêng hai buôn Jứ Ama Hoét và Jứ Ama Uốk Ủy ban Nhân dân huyện đang lập kế hoạch để di dời, chúng tôi đã được tổ chức WB (Ngân hàng Thế giới) đầu tư hơn 10 tỷ đồng để làm tuyến đường tránh lũ giảm nhẹ thiên tai từ buôn Jứ Ama Hoét đến xã Ia Tul, đồng thời huyện cũng đang lập kế hoạch đề nghị với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt vốn xây dựng khu tái định cư tại xã Chư Mố, rộng khoảng 15 ha cho hơn 100 hộ gần bãi sông. Tuy nhiên dự án di dời dân tại khu vực này cũng gặp không ít trở ngại, vì tâm lý chung của người dân là không muốn di chuyển nhà khỏi nơi ở hiện tại. Vì đây vừa là nơi thường xuyên ngập lụt, sạt lở, nhưng cũng là nơi đất đai màu mỡ dễ canh tác…”
Mùa mưa Tây Nguyên đã đến, dòng sông Ba cuộn trôi quanh xã Ia Broăi, huyện Ia Pa lại tiếp tục ngoạm sâu vào buôn Jứ Ama Hoét và Jứ Ama Uốk khiến người dân ở đây lo sợ. Năm nào cũng vậy, khi mùa mưa về, lũ quét dữ dội là 2 buôn Jứ Ama Hoét và Jứ Ama Uốk bị ngập nặng. Đặc biệt, cơn lũ cuối năm 2009 đã cuốn đi gần như tất cả tài sản của bà con. Ba năm qua, hơn 20 hộ phải di dời nhà vào rẫy. Ông Ksor Ang ở thôn Jứ Ama Uốk, cho biết: “Trước đây bên sông Ba có một dãy nhà hai mươi mấy hộ. Nhưng giờ khu đó bị sạt lở trôi đi rồi. Năm nào cũng sạt lở nên bà con ở bên đó chuyển lui về đằng sau. Bà con ở đây không biết sợ nữa, bởi tránh lũ đã thành thói quen rồi. Trước đây nhà mình ở đằng sau, nhưng bây giờ nhiều hộ dân ở bên bờ sông mới dời lui lại đằng sau, nên nhà mình trở thành đằng trước của làng”.
Ông Rơ Ô Luin-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Broăi và ông Ksor A Lup ở buôn Jứ Ama Hoét bên bờ sông đang bị sạt lở. Ảnh: P.D |
Cả 2 buôn có 218 hộ gia đình, với hơn 1.000 nhân khẩu, tất cả đều là dân tộc Jrai. Mặc dù chăm chỉ làm lụng, nhưng do con lũ cuối năm 2009 đã cuốn đi hầu hết tài sản, nay bà con lại thiếu đất sản xuất nên nghèo khó vẫn thường trực trong cuộc sống của người dân nơi đây. Theo thống kê của cả hai buôn, tỷ lệ trẻ em mù chữ chiếm hơn 60%, hầu hết đã bỏ học đi chăn bò, nhặt phân bò, đi rừng khai thác lâm sản, làm rẫy thuê….
Ông Rơ Ô Luin-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Broăi, huyện Ia Pa cho biết: “Mỗi năm sông Ba lấn sâu vào khoảng hơn 10 mét, đã cuốn trôi hàng trăm ha đất sản xuất và đất ở của bà con. Cứ định kỳ vài ba năm, nhiều hộ dân ở buôn Jứ Ama Hoét và Jứ Ama Uốk lại phải di chuyển nhà vì sông Ba sạt lở. Những người già cho biết, sông Ba trước đây chỉ rộng khoảng 70 mét, nhưng qua nhiều năm sạt lở, nay đã rộng gần gấp 3, 4 lần. Sông càng rộng ra thì đất của buôn càng teo tóp lại, nhà cửa xây dựng san sát nhau, gia súc gia cầm nuôi nhốt dưới nhà sàn rất mất vệ sinh. Những gia đình có con đến tuổi dựng vợ gả chồng thì không có đất để tách hộ”.
Cấp ủy và chính quyền xã Ia Broăi cũng đã nhiều lần đề nghị huyện Ia Pa và tỉnh Gia Lai cần có phương án di dời dân tái định cư nơi an toàn, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Đem vấn đề này trao đổi với ông Nguyễn Thế Hùng-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ia Pa, ông Hùng Cho biết: “Không chỉ có các buôn ở xã Ia Broăi, mà huyện chúng tôi có tới 4 xã là: Ia Broăi, Ia Trôk, Ia Ma Rơn và Kim Tân thường xuyên bị ngập lụt. Chúng tôi cũng rất lo cho người dân. Riêng hai buôn Jứ Ama Hoét và Jứ Ama Uốk Ủy ban Nhân dân huyện đang lập kế hoạch để di dời, chúng tôi đã được tổ chức WB (Ngân hàng Thế giới) đầu tư hơn 10 tỷ đồng để làm tuyến đường tránh lũ giảm nhẹ thiên tai từ buôn Jứ Ama Hoét đến xã Ia Tul, đồng thời huyện cũng đang lập kế hoạch đề nghị với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt vốn xây dựng khu tái định cư tại xã Chư Mố, rộng khoảng 15 ha cho hơn 100 hộ gần bãi sông. Tuy nhiên dự án di dời dân tại khu vực này cũng gặp không ít trở ngại, vì tâm lý chung của người dân là không muốn di chuyển nhà khỏi nơi ở hiện tại. Vì đây vừa là nơi thường xuyên ngập lụt, sạt lở, nhưng cũng là nơi đất đai màu mỡ dễ canh tác…”
Phạm Duy