Hơn 10.000 tỷ đồng khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Phan Rang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc khôi phục tuyến đường sắt răng cưa sẽ góp phần phát triển du lịch và kinh tế - xã hội của hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận.

Ga Đà Lạt, điểm đầu trong tuyến đường sắt Đà Lạt - Phan Rang. Ảnh: Khánh Hương.

Ga Đà Lạt, điểm đầu trong tuyến đường sắt Đà Lạt - Phan Rang. Ảnh: Khánh Hương.

Dự án khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm do một công ty đề xuất, thực hiện theo hình thức PPP (hợp tác công tư) với mục tiêu bảo tồn kiến trúc, khai thác hiệu quả tiềm năng tuyến đường sắt này, góp phần phát triển du lịch và kinh tế - xã hội của hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận.

Theo ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND Lâm Đồng, dự án có quy mô quốc gia với kinh phí trên 10.000 tỷ đồng và đi qua hai tỉnh nên thuộc thẩm quyền phê duyệt của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Giao thông. UBND tỉnh đã đề nghị nhà đầu tư khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Đường sắt Đà Lạt - Phan Rang là một trong hai tuyến đường sắt trên thế giới chạy bằng bánh răng cưa để leo đèo. Khởi công từ năm 1908, trải qua nhiều giai đoạn xây dựng, đoàn tàu thông toàn tuyến vào năm 1932 có chiều dài 84 km, trong đó có hơn 40 km là đường răng cưa. Nhưng quá trình phục vụ của tuyến đường này gặp nhiều khó khăn, năm 1972 bị ngưng hoạt động.

Sau ngày đất nước thống nhất, tuyến đường được khôi phục nhưng chỉ chạy được 7 chuyến thì ngưng hoạt động hoàn toàn cho tới khi bị dỡ bỏ. Những năm thập niên 1980, 1990 toàn bộ tà vẹt, đường ray bị tháo gỡ để phục vụ sửa chữa đường sắt Thống Nhất và bán sắt vụn.

Hiện nay, chỉ còn đoạn Đà Lạt - Trại Mát có chiều dài 7 km còn được sử dụng với mục đích phục vụ khách du lịch.

Theo Khánh Hương (VnE)

Có thể bạn quan tâm

Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam gọi tên Phong Nha-Kẻ Bàng

Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam gọi tên Phong Nha-Kẻ Bàng

(GLO)- Ngày 13-7, Ủy ban Di sản thế giới UNESCO đã phê duyệt việc điều chỉnh ranh giới Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị) để mở rộng sang Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào), hình thành Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên giữa 2 quốc gia.

Du lịch bứt tốc dẫn đầu khu vực

Du lịch bứt tốc dẫn đầu khu vực

Sau khi bỏ xa "đối thủ" Thái Lan trên đường đua hút khách Trung Quốc, VN tiếp tục bứt tốc vươn lên trở thành điểm đến đạt mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

(GLO)- Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo một không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá, với sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển, sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
null