Hoài niệm tháng tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tháng tư bất chợt ùa về trong miên man cảm xúc. Những ngày này, đi giữa tháng tư mà lòng tôi lại nhớ tháng tư. Phố núi sớm nay dịu dàng quá đỗi với những con đường ươm nắng, vừa ngang qua đã muốn ngoái lại ngắm nhìn.

Nhìn sợi nắng ngoan hiền rơi xuống mảng tường nơi con hẻm dọc ngang trước nhà mà lòng tôi xuyến xao. Mảng tường loang màu thời gian bỗng chói chang dưới nắng hè. Một thoáng mênh mang và đằm sâu. Ví như bắt gặp những ngôi nhà cũ kỹ, cổng chợ xưa xa của Pleiku một thời thương nhớ, người vấn vương nhớ về một điều gì đó xa xôi, da diết. Dẫu có vội vã thì vẫn có thể bắt gặp những khoảng lặng nhẹ nhàng khi loanh quanh trong phố.

Phố núi Pleiku với những con đường ươm nắng, vừa ngang qua đã muốn ngoái lại ngắm nhìn. Ảnh: Nguyễn Thị Diễm
Phố núi Pleiku với những con đường ươm nắng, vừa ngang qua đã muốn ngoái lại ngắm nhìn. Ảnh: Nguyễn Thị Diễm


Chẳng thể dừng chân, cứ điềm nhiên đi ngang qua bao kỷ niệm, nương náu tiếng gọi tuổi thơ. Với một nơi như Pleiku, khi đã dành tình cảm thương mến đặc biệt như vậy, nếu không đến được những địa danh du lịch nổi tiếng của thành phố, chỉ cần chịu khó chạy xe đi xa một chút, loanh quanh dưới những chùm bằng lăng đầu mùa tím ngắt, được nhìn thấy phố với dốc đứng cuộc đời, sương gió tháng năm, lòng sẽ lại không thôi thương nhớ. Đi dưới những tàng thông mát rượi, ngắt xanh, chụp ảnh cùng hoa lá cỏ cây, ghé vào một quán cà phê quen thuộc và lặng ngắm những nhỏ xinh bình dị… Những bình yên cứ thế nhen lên trong tâm hồn. Thành phố này tình lắm, cứ hãy cảm nhận theo một nét riêng, miễn là mình thấy vui.

Khi đã gắn bó với một thành phố và muốn hiểu thật sự về nó thì hãy luôn biết nuôi dưỡng ký ức, làm đầy hơn những mảng màu kỷ niệm, nuôi lớn hương vị tuổi thơ hay những gì mà quanh ta luôn gìn giữ, nâng niu từng cảm xúc trôi qua. Mình yêu phố là yêu nhịp sống thong thả, tình thân bền chặt dẫu chẳng anh em, họ hàng, để lại thêm trân quý từng phút giây hiện tại. Nhớ về thành phố này, dẫu có hiện đại đến mấy thì vẫn luôn có chỗ cho những ngăn chất chứa hết thảy hoài niệm xưa. Ký ức tuổi thơ, thăng trầm lịch sử, quá khứ đi qua nhưng không mất đi khi người ta vẫn thấy được sự hiện hữu của nó, thưởng lãm được cả màu sắc, phong vị của nó qua nét trầm mặc, rêu phong! Hay thú vị hơn là phát hiện ra phố vẫn còn ngôi nhà cũ nằm nép mình cạnh những ngôi nhà hiện đại.

Đôi khi, những hoài niệm không về theo trình tự thời gian chúng đã lập trình và hoàn toàn không báo trước cho những người muốn tìm lại. Cứ chợt về, thoáng đi, xa lạ, ngỡ ngàng rồi nhận ra rất đỗi thân quen. Chẳng thể nào tự giới hạn, khoanh vùng, lượng hóa nó dưới những tên gọi như giây, phút, giờ, ngày, tháng, quý, năm mà là khoảnh khắc từ quá khứ gửi về hiện tại và dành dụm gửi vào tương lai.

Vì đó là Pleiku nên tôi nghĩ mình có thể sở hữu những hạnh phúc bé nhỏ, niềm vui bình dị. Thành phố luôn dành những góc nhỏ để thương nhớ với muôn ngàn yêu thương cuộc đời. Không hề ngoa nếu nói Pleiku đã nuôi dưỡng tôi bằng những giấc mơ nối liền giấc mơ. Có thể đến ngày nào đó, Pleiku trong tôi sẽ được xây đắp bởi một dáng hình khác, nhưng tôi mãi giữ riêng cho mình vẹn nguyên, trong trẻo từ những giản dị cũ xưa.

Tôi gọi đó là miền riêng ký ức để quay về, để lòng ngân lên những cảm xúc ngọt ngào. Pleiku lúc này hát bài ca tháng tư khi trời chuyển tiết, phố chuyển mùa. Khúc nhạc Trịnh cứ réo rắt nơi căn phòng ngập sắc trắng và hương thơm tinh khiết của loài hoa tháng tư-những cánh loa kèn luyến lưu, giàu xúc cảm.

 

 NGUYỄN THỊ DIỄM
 

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.