Hoa ở trong lòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mấy dòng phi lộ của tác giả viết thế này: “Thế sự, nỗi công dân, ưu tư, gay gắt... là do người viết bị va đập mỗi ngày. Nếu những đoản văn này có nhiều chất báo chí, cũng mong độc giả thể tất...”.
 

 Sách do Phương Nam và NXB Phụ Nữ ấn hành
Sách do Phương Nam và NXB Phụ Nữ ấn hành


Sao lại phải thể tất nhỉ? Khi nỗi ưu tư, tư cách công dân... những đau đáu về thời cuộc chính là điều kiện cần (tất nhiên chưa đủ) của người cầm bút, bất kể nhà văn hay nhà báo ở bất cứ thời đại nào!

Đây cũng chính là lý do khiến tập tản văn Hoa ở trong lòng chạm được vào trái tim người đọc, tạo nên những cộng hưởng, suy tư, bức xúc trước nhiều vấn đề mà ai ai cũng phải đối mặt trước những chuyện lớn nhỏ ngày ngày đang xảy ra. Chuyện kẹt xe, chuyện triều cường, chuyện ở chính trong gia đình mình, chuyện bạn bè, con cháu, cả chuyện những chiếc ghế ngạo mạn bằng gỗ quý được chường ra một cách đầy thách thức trong dinh thự của kẻ trọc phú hay quyền thế... Rất nhiều cảnh ngộ đời thường, những chuyện hàng ngày với các chi tiết trải ra trong một không gian khá rộng lớn. Từ miền Tây với bao kỷ niệm thân thương đến Hà Nội còn khá ngỡ ngàng, từ Sài Gòn với những va quệt hàng ngày đến nước Pháp và châu Âu yên bình êm ả...

Và vượt lên tất cả, người đọc vẫn cảm nhận được vẻ đẹp được thanh lọc, được chắt chiu từ những va đập, những bức xúc bị dồn nén cần giãi bày, chia sẻ.

Hoa ở trong lòng là thế. Chất văn cũng là ở đấy. Lối viết văn giản dị mà thông minh, kiệm lời nhiều ẩn ý, một trong những nét thuộc về phong cách (nếu có thể gọi như thế) của Dạ Ngân vẫn in đậm trên nhiều trang viết của chị trong tác phẩm này. 

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.