Hỗ trợ mua tạm trữ cà phê: Nông dân ít được hưởng lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chính sách hỗ trợ mua tạm trữ cà phê của Chính phủ chỉ có hiệu lực trong thời gian 3 tháng với mục tiêu tạo sức ép giảm bán ra của các doanh nghiệp và nông dân cũng hưởng lợi gián tiếp từ chủ trương này. Tuy nhiên, chính sách ra chậm so với thời điểm thu hoạch cà phê nên nông dân chưa thực sự hưởng lợi!
Một quyết sách mở…
Ngày 13-4-2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 481/QĐ-TTg về việc đồng ý mua tạm trữ tối đa 200.000 tấn cà phê sản xuất niên vụ 2009-2010 trong thời gian mua tạm trữ 3 tháng (15-4 đến 15-7-2010). Đồng thời, Nhà nước xuất ngân sách thực hiện hỗ trợ lãi suất với mức 6%/năm đối với số cà phê mua tạm trữ và được hỗ trợ lãi suất tối đa là 6 tháng kể từ ngày 15-4 đến hết ngày 15-10-2010.
Thu mua cà phê. Ảnh: Đức Thụy
Thu mua cà phê. Ảnh: Đức Thụy
Trên cơ sở Quyết định số 481/QĐ-TTg và từ đề nghị của UBND các tỉnh có sản lượng cà phê lớn, ngày 21-4-2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số 1017/QĐ-BNN-CB phân bổ cho 13 đơn vị trong cả nước được vay vốn ngân hàng để mua tạm trữ cà phê. Riêng tại Gia Lai có 3 doanh nghiệp gồm: Xí nghiệp tư doanh Hoa Trang 3.000 tấn, Công ty TNHH Trung Hiếu 2.000 tấn; Công ty TNHH Vĩnh Hiệp 2.000 tấn. Ngoài ra, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam cũng đã phân bổ chỉ tiêu vay vốn mua tạm trữ cà phê cho Công ty Cà phê 331 thuộc địa bàn Gia Lai là 3.000 tấn.
Quyết định số 481/QĐ-TTg có một cơ chế rất mở: “Các doanh nghiệp thực hiện việc mua cà phê tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh”. Có nghĩa rằng, doanh nghiệp khi mua tạm trữ cà phê nhưng lại được quyền bán bất cứ lúc nào và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh mà không nhất thiết tạm trữ trong bao lâu. Thông qua chính sách này, Nhà nước gián tiếp hỗ trợ vốn trong khoảng thời gian mua tạm trữ cà phê của doanh nghiệp trước tình hình biến động lớn về giá. Đồng thời qua đó nhằm tăng khả năng dự trữ cà phê khi giá thế giới xuống thấp; kiểm soát giá xuất khẩu cà phê, nhất là đối với giá các hợp đồng, giao hàng tương lai và kỳ hạn. Chủ trương này cũng gián tiếp ngăn ngừa hiện tượng ép giá thu mua, hạ giá khi xuất khẩu làm thiệt hại thu nhập của người trồng cà phê và hỗ trợ được cho người trồng cà phê khi có rủi ro về thị trường, giá cả.
Nhưng muộn!
Tuy nhiên, do chủ trương này được đưa ra muộn so với thời điểm thu hoạch cà phê nên đến nay lượng cà phê trong dân rất ít. Sau khi phân bổ chỉ tiêu, Công ty TNHH Trung Hiếu được Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Phát triển xác nhận bảo lãnh tổng cộng 50 tỷ đồng nhưng thực tế chỉ mua được 800 tấn với tổng số tiền vay là 19,3 tỷ đồng; Công ty TNHH Vĩnh Hiệp được Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín xác nhận bảo lãnh 25 tỷ đồng nhưng chỉ mua được 280 tấn với tổng số tiền vay là 6,7 tỷ đồng; Công ty Cà phê 331 được Tổng Công ty Cà phê Việt Nam bảo lãnh nhưng cũng chỉ mua được 307 tấn với tổng số tiền vay là 7,7 tỷ đồng.
Riêng Xí nghiệp tư doanh Hoa Trang đến phút cuối trả lại chỉ tiêu mua tạm trữ cà phê với lý do: “Lượng cà phê trong dân còn rất ít và hầu hết gửi ứng tiền tại các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn; thủ tục tiếp cận nguồn vốn vay còn rất nhiều khó khăn và ràng buộc như: Phải có tài sản đảm bảo, kho hàng thế chấp phải có bên thứ ba chịu trách nhiệm liên đới, trong khi thị trường cà phê thế giới biến động thất thường và chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nguồn quỹ đầu cơ, chi phối và thao túng thị trường…”.
Ông Phan Tiến Thu- Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Gia Lai phân tích: Sau khi có chủ trương này, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam là đơn vị được chỉ định chuẩn bị đầy đủ vốn cho các doanh nghiệp được phân bổ vay vốn mua tạm trữ cà phê. Việc hỗ trợ lãi suất với mức 6%/năm là do doanh nghiệp phải có nghĩa vụ làm đúng thủ tục theo quy định, tránh lợi dụng mua tạm trữ để đảo kho cà phê hoặc đưa lượng cà phê mua ngoài thời gian mua tạm trữ để hưởng lợi. Các chứng từ hợp lệ chứng minh lượng cà phê được mua tạm trữ trong thời gian mua tạm trữ sẽ được Bộ Tài chính thẩm định và chi trả trực tiếp lại cho doanh nghiệp. Ngân hàng chỉ thực hiện nghiệp vụ cho vay bình thường như mọi hình thức vay khác.
Cụ thể, các doanh nghiệp phải có một trong 3 điều kiện như: Năng lực thế chấp tài sản; được Ngân hàng Phát triển bảo lãnh hoặc có bảo lãnh của ngân hàng khác nơi có tài sản đang thế chấp. Nhưng điều lưu ý là khi doanh nghiệp thế chấp kho hàng phải do bên thứ 3 quản lý để tránh trường hợp kho hàng “rỗng”. Đồng thời, “chủ trương của ngân hàng là rất tạo điều kiện cho việc tiếp nhận giải quyết hồ sơ một cách nghiêm túc để đảm bảo quyền lợi cao nhất cho các doanh nghiệp nhưng phải đúng quy trình. Doanh nghiệp nào có xác nhận chứng thư bảo đảm bao nhiêu thì ngân hàng cho vay bấy nhiêu chứ không nhất thiết đợi đủ theo chỉ tiêu”- ông Thu nhấn mạnh.
Hiện nay, cà phê trong dân hầu như đã bán gần hết để phục vụ cho việc tái đầu tư. Chính vì lẽ đó mà chỉ tiêu mua để tạm trữ đến nay chỉ đạt 13,94% so với chỉ tiêu phân bổ (1.394 tấn/10.000 tấn). Và rõ ràng, nếu được lợi thì chỉ có doanh nghiệp, nhưng… chẳng bao nhiêu!
Lê Văn Nhung

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).