“Hiến kế” cho thư viện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 27-11, buổi gặp mặt 50 bạn đọc tích cực do Thư viện tỉnh tổ chức đã diễn ra trong không khí ấm cúng, sôi nổi. Sự có mặt đông đủ của khách mời đã khẳng định chỗ đứng vững chắc của văn hóa đọc trong “thị trường thông tin” phong phú hiện nay, và sự cầu thị của lãnh đạo Thư viện tỉnh cũng cho thấy những nỗ lực đáng quý nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ độc giả, đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao dân trí.

Tại buổi gặp mặt, nhiều bạn đọc đều nhìn nhận một thực tế: Tuy mở cửa 7 ngày/tuần với hàng kho sách quý cùng những tư liệu được cập nhật hết sức kịp thời, thái độ đón tiếp của cán bộ và nhân viên cũng “rất tuyệt vời” song sức hút của thư viện vẫn giảm so với trước kia.

Vất vả “cạnh tranh”

Ảnh: Phương Duyên
Ông Đào Thương tích cực góp ý cho thư viện tỉnh. Ảnh: Phương Duyên
Trước sự phát triển nhanh chóng của các kênh thông tin và sự tất bật của đời sống, nhiều độc giả không còn duy trì thói quen đến thư viện đều đặn. Nếu có điều kiện, nhiều người thường chọn mua sách thay vì đến thư viện mượn sách “Bây giờ ra siêu thị sách là thấy sách bạt ngàn. Ngay cả cha mẹ khi chọn sách cho con cũng lúng túng”- ông Nguyễn Ngọc Hòa, một cán bộ hưu trí, nhận xét. Bên cạnh đó, nói như ông Đào Thương, giáo viên tiếng Anh, thư viện còn phải vất vả “cạnh tranh” với những kênh thông tin khác rất đa dạng về hình thức và nội dung như ti-vi, internet…


Là bạn đọc thân thiết gắn bó với Thư viện tỉnh từ khi còn là một thiếu niên, bác sĩ Chung Son hoàn toàn có cơ sở khi ước định: “Lượng độc giả thư viện/số dân hiện nay đã giảm nhiều so với 30 năm trước”, đặc biệt là lượng độc giả là trẻ em, thanh thiếu niên. Trong bối cảnh không mấy thuận lợi đó, Thư viện tỉnh lại nằm ngay ngã ba Hoa Lư (TP. Pleiku), “ồn ào và bụi bặm quá, trong khi một thư viện phải có không gian thoáng đãng, có cây xanh, bóng mát, con người mỗi khi đến với thư viện sẽ thấy tâm hồn sự thanh thản”- ông Hoàng Tấn Ninh, một độc giả là kế toán, phàn nàn.

Chưa kể, theo đa số bạn đọc, loa phát thanh của phường đặt gần thư viện cũng gây ồn ào, ảnh hưởng không nhỏ đến không gian đọc sách vốn rất cần sự tập trung và tĩnh lặng. Ngay cả bà Mai Thị Loan- Giám đốc Thư viện, cũng thừa nhận những bất lợi của một thư viện có không gian nhỏ hẹp, nhiều tầng: “Nhiều lúc tôi lên tới tầng 2 là phải dừng lại… thở dốc rồi mới đi tiếp được”. Tất cả những yếu tố nói trên đã tác động không nhỏ đến hoạt động của thư viện. Vì vậy, “làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động của thư viện, làm gì để bạn đọc đến với thư viện nhiều hơn?” là câu hỏi mà ông Hồ Văn Chỉnh- cán bộ hưu trí, một trong những bạn đọc lâu năm nhất của thư viện-đau đáu đặt ra.

Bạn đọc “hiến kế”

 
Trước thực tế này, bạn đọc tích cực đã tích cực “hiến kế” nhằm giúp Thư viện tỉnh củng cố thêm chỗ đứng trong lòng độc giả. Ông Hồ Văn Chỉnh cho rằng thư viện nên cho phép những độc giả thân thiết được trực tiếp vào kho tìm sách thì sẽ nhanh hơn và người đọc cũng thỏa mãn hơn. “Nhiều khi đọc xong cuốn sách thấy hay quá mà không biết bàn luận với ai. Vì vậy, lâu lâu cũng nên tổ chức gặp mặt độc giả để cùng phổ biến cái hay của sách cho nhiều người”- ông Chỉnh đề xuất.


Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Hòa nêu quan điểm: Để thu hút bạn đọc, thư viện cần có sự định hướng, quan trọng nhất là định hướng về tư tưởng; vì vậy “nên tổng hợp sách hay, đưa ra danh mục để bạn đọc dễ lựa chọn”. Ông Hòa cũng lưu ý những cán bộ đi chọn và bổ sung sách cần xem kỹ những cuốn sách “bình mới rượu cũ”, tuy ruột sách y hệt nhau nhưng bìa khác, giá khác. Ông Đào Thương, đề nghị thư viện nên có thêm sách về Ngoại văn, hoặc liên kết với thư viện các nơi để nếu độc giả mượn sách mà không có thì thủ thư có thể chủ động mượn giùm (như thư viện của nhiều nước khác đã làm). Ông Thương còn đề xuất nên thông qua sự tài trợ của các Tòa Đại sứ, các Trung tâm trao đổi văn hóa để bổ sung những đầu sách về văn hóa-đất nước-con người của các nước, đồng thời nên tổ chức thêm nhiều hoạt động hấp dẫn khác như hội thảo, triển lãm, các buổi diễn thuyết, chiếu phim tư liệu…

Làm thế nào để thu hút lượng độc giả trẻ tuổi là vấn đề được quan tâm khá sâu tại buổi gặp mặt được xem như một hội thảo chuyên đề mini này. Với gợi ý nên chú trọng vào việc truyền bá văn hóa đọc đối với lứa học sinh từ THCS của một độc giả, bạn đọc Hoàng Thị Bích Hồng- một cán bộ y tế, cho rằng thư viện nên có những buổi giới thiệu sách vào các buổi chào cờ ở một số trường học, đặc biệt là giới thiệu những cuốn sách, tiểu thuyết dành cho lứa tuổi thành niên. Ngoài ra, theo bà Hồng, làm tủ sách lưu động đến các vùng sâu vùng xa cũng là điều mà thư viện tỉnh nên để tâm.

Đối với bác sĩ Chung Son nên xã hội hóa thư viện. “Sao không làm mô hình cà phê sách tại thư viện? Ngồi đọc sách báo và uống ly cà phê thì rất thú vị”. Ông Hoàng Tấn Ninh cũng mong chờ đến ngày có một “thư viện xanh” không ồn ào, không bụi bặm và yêu cầu thư viện nên đề xuất với UBND tỉnh để đáp ứng nhu cầu chính đáng này của bạn đọc tỉnh nhà. Là một bạn đọc hết sức yêu mến thư viện tỉnh, ông Nguyễn Lê Trường, cán bộ hưu trí, lại có băn khoăn khác: “Lệ phí làm thẻ và tiền cược sách quá thấp, đề nghị tăng lên cho phù hợp với giá cả hiện nay. Nhiều cuốn sách giá đến 70-80.000 đồng, nhưng tiền cược chỉ có 50.000 đồng, nếu có người mượn rồi lấy luôn thì sao?”…

Trước những góp ý chân tình nói trên, bà Mai Thị Loan- Giám đốc Thư viện tỉnh, khẳng định: “Chúng tôi trân trọng tình cảm của bạn đọc dành cho thư viện. Dù còn khó khăn nhưng chúng tôi sẽ tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu bạn đọc”. Bà Loan cho biết thời gian tới trong điều kiện có thể sẽ làm thư viện mở (cho phép một số bạn đọc thân thiết vào kho chọn sách); tổ chức CLB những người thích đọc tiểu thuyết, truyện kiếm hiệp, sách khoa học ứng dụng; kéo dài định kỳ mượn sách lên 15 ngày thay vì 10 ngày như trước (thực tế, lâu nay bạn đọc đã có thể nhờ gia hạn bằng điện thoại); đáp ứng nhu cầu về các loại sách mới và tài liệu, trong đó có tài liệu Ngoại văn nếu bạn đọc đăng ký; tiếp tục trao giải bạn đọc tích cực cho học sinh các trường để khuyến khích văn hóa đọc. Riêng đề xuất tăng mức lệ phí và tiền cược sách, bà Loan cho biết: “Đây là mức thu cách đây 5 năm do UBND tỉnh quy định. Muốn thay đổi phải thông qua HĐND và do UBND tỉnh quy định”. Ngoài ra, đề xuất xã hội hóa thư viện và xây dựng “thư viện xanh”, theo bà Loan cần có thêm thời gian vì vấn đề cơ chế và kinh phí.

Phương Duyên

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.