Hàng Việt đang thuyết phục người tiêu dùng Phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến nay, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bắt đầu đi vào cuộc sống. Người tiêu dùng đã bắt đầu chú ý đến hàng Việt. Tại một số điểm kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm trên địa bàn TP. Pleiku, chúng tôi nhận thấy những nhãn hiệu hàng hóa sản xuất trong nước đã và đang chiếm ưu thế. Hàng “Made in Vietnam” được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn vì giá cả phù hợp với nhu cầu bình dân, phong phú về mẫu mã, chất lượng được đảm bảo...
Hàng Việt đang thuyết phục người tiêu dùng Phố núi ảnh 1
 
Chủ một đại lý kinh doanh hàng may mặc ở đường Hoàng Văn Thụ (TP. Pleiku) cho biết: “Trước đây, tôi thường xuyên nhập các loại hàng quần áo của Trung Quốc. Thời gian gần đây, nhiều thông tin về hàng hóa nước ngoài kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nên sức mua hạn chế. Cửa hàng không nhập các mặt hàng trên nữa. Hàng may mặc mang nhãn hiệu Việt Nam như: Việt Tiến, May 10, May Nhà Bè… bán rất chạy. Khách hàng tìm đến sản phẩm này trước hết vì chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp, không thua kém gì hàng ngoại và giá cả cũng khá phù hợp”.
Nhiều năm qua, với ưu thế giá rẻ, hình thức bắt mắt, mẫu mã thay đổi liên tục, hàng ngoại có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan… đã dễ dàng xâm nhập chiếm lĩnh phần lớn thị phần trong nước. Nhưng, thị trường hàng hóa trong nước trước và sau Tết Canh Dần 2010 đã có những chuyển biến trái chiều đáng ngạc nhiên. Nhiều hàng nội đã lấn át hàng ngoại cả về chất lượng và số lượng tiêu thụ. Điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt Nam không bao giờ quay lưng lại với những sản phẩm “Made in Vietnam” chất lượng và uy tín. Ông Đinh Đức Hà-phụ trách Marketing Siêu thị Vinatex (TP. Pleiku) cho biết: “Hàng nội bây giờ chất lượng không thua sản phẩm của các nước khác trong khu vực nên đã tạo được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Tại Vinatex, 95% sản phẩm là hàng nội địa và được dành những vị trí ưu tiên để bày bán”. Chị Nguyễn Thị Thanh Hoa (phường Tây Sơn-TP. Pleiku), có con nhỏ 4 tuổi cho biết: Trước đây tôi có thói quen chọn sữa ngoại để mua cho con. Thời gian qua, các phương tiện thông tin liên tục đưa ra những khuyến cáo sữa ngoại nhập có nhiễm chất melamine, giá đắt gấp đôi nên tôi chuyển sang mua sữa trong nước vừa an toàn vừa chất lượng. Người Việt cần “tẩy chay” đối với những sản phẩm nhập ngoại kém chất lượng, đặc biệt là hàng hóa “có vấn đề”.
Bên cạnh đó, các mặt hàng lương thực, thực phẩm… cũng được người tiêu dùng lựa chọn hàng Việt. Thương hiệu cà phê Trung Nguyên, Thu Hà, Hồng Hải… đã và đang được nhiều người tiêu dùng Phố núi biết đến bởi chất lượng của sản phẩm. “Cạnh tranh thực chất là giành lấy người tiêu dùng. Để “kéo” người tiêu dùng về cổ vũ cho “sân nhà”, ngoài các yếu tố về giá cả, mẫu mã, nhạy bén nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, kết hợp với các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược quảng bá, tiếp thị, thuyết phục bằng chất lượng của sản phẩm, ông Đinh Đức Hà khẳng định.
Để thay đổi tâm lý sính đồ ngoại, thực hiện cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt”, ngoài việc vận động, khuyến khích người tiêu dùng “ưu tiên dùng hàng Việt” thì các nhà sản xuất kinh doanh đảm bảo những yếu tố: Tôn trọng người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho nhiều sản phẩm hàng hóa Việt Nam, cải tiến mẫu mã phù hợp với tâm lý người tiêu dùng, giá cả phù hợp và có tính ổn định. Để người tiêu dùng tin tưởng vào hàng Việt, chúng ta phải có những sản phẩm an toàn-chất lượng-vệ sinh-giá cả hợp lý.
Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).