Hàng Việt đã về vùng sâu ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian gần đây, cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt” được các cấp ngành triển khai, bước đầu mang lại kết quả: Nhiều mặt hàng Việt Nam về với nông thôn. Mới đây, chúng tôi có dịp lên huyện biên giới Đức Cơ, qua khảo sát cho thấy “Người Việt dùng hàng Việt” ở huyện vùng biên này đã có những tín hiệu đáng mừng!
Hàng Việt về làng
Huyện biên giới Đức Cơ, Gia Lai mấy năm trở lại đây, kinh tế- xã hội phát triển mạnh, cộng với sự hình thành và từng bước đi vào hoạt động của cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đã khiến thị trường một huyện vùng sâu khá yên ắng chuyển mình.
Ia Nan là một trong những xã khó khăn của huyện. Toàn xã có 1541 hộ, trong đó 427 hộ dân tộc thiểu số. Thu nhập bình quân đầu người của xã vào khoảng 3,5 triệu đồng/năm. Toàn xã có 71 hộ buôn bán, chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng, quy mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên, hầu hết là hàng Việt.
Hàng Việt đã và đang giành lại được thế đứng trên thị trường vùng sâu. Ảnh: Lê Hòa
Hàng Việt đã và đang giành lại được thế đứng trên thị trường vùng sâu. Ảnh: Lê Hòa
Chị Nguyễn Thị Ngân, chủ một cửa hàng tạp hóa khá lớn ở làng Nú, cho biết: “Tưởng gì chứ hàng Việt thì ở đây thiếu gì! Hàng Việt bây giờ phong phú lắm, chất lượng tốt, giá cả đảm bảo nên người dân rất thích mua. Trước đây, hàng Việt chưa về nhiều nên cửa hàng tôi có bán hàng ngoại, chủ yếu là hàng Trung Quốc: Quần áo, đồ gia dụng, bánh kẹo… Các loại hàng này giá rẻ, trông đẹp mắt, người tiêu dùng khá ưa. Nhưng gần đây đọc báo biết sử dụng các loại hàng này không tốt, nên tôi chẳng dám mua về bán, mà có bán cũng chẳng ai mua”. Vừa nghe chị nói, chúng tôi vừa đưa mắt quan sát một góc nhỏ bày thức uống giải khát, bánh kẹo trong cửa hàng chị. Hầu như không có một sản phẩm nào của nước ngoài: Sữa Vinamilk, nước yến, Trà xanh không độ, bánh kẹo… đều của các hãng trong nước như: Kinh Đô, Hải Hà, Bibica… và một số cơ sở sản xuất khác của TP. Pleiku.
Có thể nói, hàng Việt đã và đang tạo dựng được lòng tin đối với người tiêu dùng vùng sâu. Anh Rơ Lan Vớt (Làng Nú- Ia Nan) cho biết: “Mình xem tivi biết bánh kẹo cho trẻ em không rõ nguồn gốc gây ung thư, quần áo, chăn đệm Trung Quốc cũng gây ung thư nên mình sợ lắm. Bây giờ mình và bà con ở đây toàn dùng hàng Việt Nam thôi. Phải là hàng Việt Nam mình mới dám mua”. Ông Nguyễn Thanh Long- Phó Bí thư Đảng ủy xã lý giải: “Ia Nan là xã nghèo nên hàng Việt Nam dễ dàng tìm được chỗ đứng. Lượng hàng Việt Nam phải chiếm đến hơn 90%”.
Giá cả, chất lượng: Vũ khí tiến công
Tại sao ở Ia Nan, Đức Cơ, hàng Việt được người dân quan tâm tiêu dùng? Qua khảo sát cho thấy, chính giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo là hai yếu tố quan trọng  khiến hàng Việt tìm được chỗ đứng. Hàng giá rẻ, nhưng không đảm bảo chất lượng sẽ bị tẩy chay, còn nếu hàng chất lượng tốt, nhưng giá  “trên trời” thì cũng cũng khó lòng đến được người tiêu dùng vùng sâu. Một ví dụ đơn giản, nếu đem so sánh một quả trứng gà công nghiệp nhập từ Trung Quốc, tuy to hơn trứng gà ta rất nhiều, giá bán chỉ xấp xỉ 1.300-1.500 đồng/quả, còn trứng gà ta, nhỏ hơn lại có giá tới trên 2.500/quả, nhưng mọi người vẫn tranh nhau tìm mua trứng gà ta? Bởi vậy, bên cạnh sự hấp dẫn về giá cả, chất lượng phải là yếu tố luôn được chú trọng.
Nếu đem so chất lượng hàng Việt với một số mặt hàng ngoại tung hoành trên thị trường vùng sâu trước đây thì chắc chắn hàng Việt sẽ có nhiều lợi thế. Bên cạnh đó, phải kể đến những yếu tố ngoại cảnh đã tạo đà làm tăng sức mạnh cho hàng Việt Nam trong thời gian qua. Cụ thể, trong khi hàng của một số nước trong khu vực (có nhập vào Việt Nam) liên tục bị tẩy chay tại nhiều nước, thì hàng Việt lại tạo được lòng tin. Chính những thông tin bất lợi của hàng ngoại đã phần nào khiến người tiêu dùng quay lưng và lựa chọn hàng Việt.
Ông Lê Hồng Hà- Đội trưởng đội Quản lý thị trường số 4 (Đức Cơ) cho biết, qua các đợt kiểm tra định kỳ và đột xuất gần đây cho thấy, tỷ lệ hàng Việt trên địa bàn huyện ngày càng có chiều hướng tăng lên. Người tiêu dùng đã “ưu ái” hơn với hàng Việt, khiến các chủ bán hàng phải ưu tiên hàng Việt hơn. Các mặt hàng tiêu dùng, nhất là lương thực thực phẩm thì hàng Việt Nam chiếm lĩnh, còn một số mặt hàng khác như xe máy, điện thoại… vẫn có phần hạn chế hơn.
Hàng Việt đã và đang giành lại được thế đứng trên thị trường vùng sâu, tuy nhiên, trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc duy trì chỗ đứng cho hàng Việt là việc làm không hề đơn giản, nhất là với địa bàn nông thôn. Để làm được điều này, rất cần phải có những chính sách thu hút, ưu đãi hợp lý. Một số tỉnh thành đã tổ chức Hội chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn”, là cách làm mang tính thực tế nhiều hơn là quảng bá một chiều.
Gia Lai có lẽ cũng rất cần những hội chợ như thế, nhất là với địa bàn vùng sâu. Ngoài ra, một sự ưu đãi nhất định về mức thuế cho các cửa hàng bán hàng Việt ở vùng sâu-những “chân rết” phân phối hàng cũng là một việc nên làm. Tuy nhiên, về lâu dài, hàng Việt phải tự đổi mới mình, không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã đáp ứng nhu cầu của người dân để đạt được thắng lợi ngay trên sân nhà.
Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm