Hái lộc đầu Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đã 20 năm nay, từ khi có gia đình riêng, tôi có một thói quen là vào đêm Giao thừa thì thường chở con đến chùa hái lộc. Cứ vào khoảng 23 giờ, sau khi chuẩn bị xong mâm cúng Giao thừa, tôi chở con đi một vòng ghé mấy nhà thân quen, uống ly rượu, dăm ba câu chuyện, rồi chờ đến gần Giao thừa là vào chùa để thắp nhang đúng vào lúc chuông chùa đổ từng hồi chuyển canh-thời khắc ghi dấu một năm mới bắt đầu. Và, năm nào cũng không quên hái một nhành cây gọi là lấy lộc mang về.

 

Dường như vào thời khắc đó, nhất là trong một không gian vô cùng thanh tịnh, trong lành, khẽ ngắt một nhành cây be bé xinh xinh đang đọng trên mình những giọt sương đêm trong trẻo trên cây cổ thụ trong khuôn viên chùa, tôi lại thấy lòng mình thanh thản. Mang nhành lộc ấy về tới nhà cũng vừa lúc cúng Giao thừa xong, là mình cũng tự xông nhà mình. Nhẹ nhàng cắm cành lộc ấy vào chậu hoa trong nhà, ấy là đã mang về cho gia đình một chút bình an, một niềm hy vọng về tương lai tươi sáng hơn trong năm mới để mà phấn đấu.

Và cũng không nhất thiết phải là đêm Giao thừa mới hái được lộc. Bây giờ, nhiều nơi đã có những cách làm mới để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân. Vào sáng mùng 1, nhà chùa tổ chức cho người dân hái lộc là những bao lì xì bên trong đựng mảnh giấy đỏ ghi những câu thơ, lời chúc sức khỏe, bình an, những điều khuyên dạy trích từ kinh Phật, được treo trên những chậu cây trước sân chùa. Rồi có thể là phát lộc cho những ai vào lễ chùa bằng những trái cây có sẵn trên ban thờ hoặc bán những cành cây nhỏ có gắn hoa ngọc lan. Mua cành cây này vừa được lộc cây, vừa có cả hương thơm thanh khiết của hoa. Có nơi còn dùng mía tím nguyên cây thay cho lộc, như thế có cả lộc là ngọn mía, có cả sự ngọt ngào cho gia đình. Hay những người tài xế khi xuất hành đầu năm lại có cách riêng cho mình là ghé bên đường hái cho mình một cành cây theo hướng mình đi rồi cắm trong xe, cũng coi như là một cách hái lộc vậy…

Hái lộc là một nét văn hóa có từ xa xưa của người dân Việt. Theo quan niệm, vào thời khắc giao thừa hay sáng mùng 1, xin một cành lộc nhỏ ở những nơi linh thiêng như đền, chùa… sẽ được thần, Phật ban cho tài, lộc, may mắn suốt năm. Cành lộc ấy chỉ cần là một cành rất nhỏ của những loại cây có sức sống mạnh mẽ như sung, si, đa, đề… với ý nghĩa tượng trưng là mang lộc chồi, mang sự sinh sôi nảy nở về nhà. Phong tục này ngày nay, nhất là ở miền Bắc vẫn còn nguyên giá trị tinh thần dù đã có thay đổi ít nhiều trong quan niệm cũng như cách làm của mỗi người. Đã không ít người có quan niệm nếu mang được cành lộc càng to về nhà thì sẽ càng có nhiều lộc. Vì thế họ đã vô tình làm biến tướng đi cái giá trị tinh thần của phong tục này cũng như đã hủy hoại cảnh quan, môi trường nơi tôn nghiêm đã từng xảy ra ở một số địa phương, làm ảnh hưởng tới một nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Một giao thừa nữa sắp điểm, thời khắc trời đất giao hòa sắp đến, với những niềm tin và hy vọng cho một năm mới tràn đầy sức sống mới, mong sao mỗi người, mỗi nhà sẽ có những cành lộc mới với đúng nghĩa, cho một tương lai mới, đủ đầy hơn, hạnh phúc hơn.

Nguyễn Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
Phong vị Tết cổ truyền

Phong vị Tết cổ truyền

(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.
Tết sum vầy!

Tết sum vầy!

(GLO)- Năm nay, thời gian nghỉ tết Đinh Dậu 2017 kéo dài 7 ngày. Nhờ làm tốt tác chăm lo Tết cho nhân dân và trực sẵn sàng chiến đấu một cách chu đáo của các ngành, các cấp nên không khí vui Tết đón xuân thật đầm ấm; tình hình an ninh ở các địa phương cơ bản được giữ vững.
Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Dân tộc ta vốn nền văn hiến đã lâu, yêu cái chữ, trọng nhân nghĩa, học hành. Trong nhà nhiều khi không có của cải đáng kể, song ở phòng khách hay nơi làm việc lại luôn thấy những bức tranh chữ, câu đối, thơ phú với vô vàn lời hay - ý đẹp.