Hà Giang tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tính đến thời điểm này, lượng khách du lịch đến Hà Giang đạt hơn 1,1 triệu lượt và dự tính cả năm 2020 đón khoảng 1,4 triệu lượt, doanh thu từ du lịch đạt hơn 2.000 tỷ đồng. So với các năm trước, lượng khách đến với Hà Giang ngày càng tăng, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, là tín hiệu vui đối với ngành du lịch của tỉnh trong những tháng cuối năm. Ðể đạt được thành công đó, tỉnh đã sát sao chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền thực hiện hai nhiệm vụ kép, phát triển kinh tế du lịch gắn với phòng, chống dịch.

Trình diễn các sắc phục dân tộc tại lễ hội chợ tình Khâu Vai (Hà Giang). Ảnh: THU TRANG
Trình diễn các sắc phục dân tộc tại lễ hội chợ tình Khâu Vai (Hà Giang). Ảnh: THU TRANG
Trong đó, công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh của tỉnh được triển khai bài bản, liên tục. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động như: Tổ chức lễ đón vị khách du lịch đầu tiên đến Hà Giang năm 2020; giới thiệu sản phẩm và quảng bá du lịch Hà Giang tại sự kiện "Sắc màu Tây Bắc - Sơn La"; tham gia sự kiện ngày hội khuyến mãi du lịch năm 2020 tại Hà Nội; tham gia Tuần lễ Văn hóa di sản xanh; Liên hoan ẩm thực, giới thiệu đặc trưng, triển lãm ảnh đẹp tám tỉnh Tây Bắc mở rộng và TP Hồ Chí Minh năm 2020 gắn với Lễ hội hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ sáu. Ðồng thời, tỉnh tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Giang trên các kênh truyền thông Website, mạng xã hội Facebook...
Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã và đang mang lại hiệu quả cho ngành du lịch Hà Giang. Khách tới tỉnh ngày càng đông, không chỉ tạo chuyển biến lớn trong nhận thức cộng đồng mà còn thu hút doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đến với Hà Giang. Nhờ đó, du lịch tăng trưởng đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
* Sau 5 năm thực hiện các phong trào "Gia đình hiếu học", "Dòng họ hiếu học", "Cộng đồng học tập" và "Ðơn vị học tập", tỉnh Bình Thuận đã xây dựng thành công mô hình học tập suốt đời trong cộng đồng. Ðể có được kết quả này, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Phong trào xây dựng "Gia đình hiếu học", "Dòng họ hiếu học" được khơi dậy mạnh mẽ đã phát huy truyền thống hiếu học trong nhân dân, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Các gia đình tích cực chăm lo cho con cái học hành nhằm tạo cho các cháu có nền tảng kiến thức, có nghề nghiệp để nắm bắt cơ hội việc làm, vươn lên cải thiện hoàn cảnh sống.
Ðến cuối năm 2019, Bình Thuận có hơn 200 nghìn hộ được công nhận danh hiệu "Gia đình hiếu học" (chiếm 71% tổng số hộ) và 77 dòng họ đạt danh hiệu "Dòng họ hiếu học". Tỉnh đã lồng ghép các phong trào học tập với các cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", xây dựng gia đình văn hóa, thôn, khu phố văn hóa, góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, giảm tệ nạn xã hội. Tỉnh cũng đã vận động được hơn 153 tỷ đồng để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ hàng nghìn học sinh nghèo hiếu học, hoàn cảnh gia đình khó khăn, có nguy cơ bỏ học, giúp đỡ hàng nghìn thầy giáo, cô giáo đời sống khó khăn và hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp trường lớp ở vùng sâu, vùng xa… Thời gian tới, Bình Thuận sẽ chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức, tích cực hành động để phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng tiếp tục phát huy hiệu quả.
Theo NDĐT

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.