Gương sáng người thầy-Kỳ cuối: Lối đi không dành sẵn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tốt nghiệp ngành Sư phạm Vật lý (Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai), cô gái trẻ Nguyễn Thiên Hà không đi dạy như bạn bè mà tự mở một lối đi đầy gập ghềnh nhưng thú vị. Đó là con đường giúp người học tự trả lời câu hỏi: “Học để làm gì?” và “Học như thế nào?”.
Giúp học sinh hứng thú, tự giác học tập 
Tôi gặp Hà tình cờ khi đến công ty của cô để tìm hiểu về Trạm đọc miễn phí. Hà là Giám đốc Công ty TNHH Tài năng trẻ GTC. Công ty hình thành là cách Hà hiện thực hóa ước mơ mang đến những phương pháp học tốt nhất, phát huy mọi tiềm năng của học sinh.
Từng đi làm gia sư, Hà đã tìm tòi và áp dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào việc dạy học cho học sinh. Đây là cách Hà tập cho học sinh nhớ nhanh và nhớ lâu, tăng khả năng sáng tạo. Nhờ áp dụng phương pháp này mà thành tích học tập của học sinh được cải thiện đáng kể. “Mình nhận ra rằng, không có học sinh nào yếu kém, chỉ do các em chưa tìm được phương pháp học thích hợp mà thôi”-Hà tâm sự. Tiếp đó, cuốn sách “Tôi tài giỏi-Bạn cũng thế” của Adam Khoo đến với Hà như một cú hích, thôi thúc cô gái nhỏ quyết tâm làm gì đó để giúp các em học sinh tìm ra phương pháp học tối ưu. Năm 2014, Trung tâm Tài năng trẻ GTC ra đời. Sau giờ dạy văn hóa tại Trung tâm, Hà lại tập trung các em học sinh cùng tổ chức sinh hoạt ngoại khóa. Tại đây, bằng nhiều hình thức như kể chuyện, đọc sách, trò chơi, Hà đã giúp các em trả lời câu hỏi: “Học để làm gì? Học vì điều gì?”. “Hầu hết các em sau khi trả lời được câu hỏi ấy đều cảm thấy hứng thú và tự giác hơn trong học tập, vì xác định được mục tiêu của mình”-Hà vui vẻ kể lại.
 Cô giáo Nguyễn Thiên Hà. Ảnh: P.L
Cô giáo Nguyễn Thiên Hà. Ảnh: P.L
Khơi dậy, đánh thức tiềm năng, giúp học sinh hiểu rõ thế mạnh của bản thân là điều Hà cho là quan trọng nhất. Không dừng lại ở đó, Hà còn mua nhượng quyền khóa học “Tôi tài giỏi” của Trung tâm Adam Khoo Education và khóa “Toán phát triển trí tuệ” Brain-power để áp dụng tại Trung tâm. “Đưa các khóa học này về giảng dạy, mình muốn giúp học sinh tiếp cận phương pháp học tiên tiến. Qua đó, học sinh được tăng cường các khả năng như: tính toán siêu nhanh, khả năng phản xạ, ghi nhớ, tập trung, sáng tạo… giúp cân bằng não bộ và học tốt tất cả các môn học”-Hà bày tỏ.
Theo học khóa “Toán phát triển trí tuệ cấp độ 3”, em Lương Đỗ Bảo Hân (lớp 5, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, TP. Pleiku) rất tự tin với khả năng tính toán của mình. Hân cho hay: “Phương pháp tính toán này giúp em học tốt môn Toán và nhiều môn học khác. Em quyết tâm học đến cấp độ 8-cấp độ cao nhất của khóa học”.
Kỹ năng quyết định 75% thành công
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, Hà nhiều lần nhấn mạnh: “Khi phụ huynh đưa con đến đăng ký học, mình đều lưu ý rằng phương pháp mới không lập tức cải thiện thành tích học tập, mà trước mắt là giúp các em có cảm hứng hơn với việc học”. Hà cũng chỉ cho phụ huynh thấy rằng, kỹ năng quyết định 75% khả năng thành công của một con người. Vì vậy, trang bị, rèn luyện thật nhiều kỹ năng cho học sinh là điều Hà theo đuổi, lồng ghép vào chương trình giảng dạy. Khóa học “Khám phá giới hạn bản thân” mà Hà sắp phối hợp cùng Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh-VES (TP. Pleiku) tổ chức cũng nhằm mục đích giúp học sinh tìm thấy động lực, niềm tin nơi bản thân, xác định mục tiêu cụ thể… Hay như khóa kỹ năng sẽ giúp các em hoàn thiện hơn nhiều kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, nói trước đám đông, cách lên kế hoạch cho tuần, cách quản lý tài sản…
Nhìn công ty của Hà mỗi chiều tấp nập xe đưa đón học sinh, mấy ai biết cô gái nhỏ đầy nhiệt huyết ấy cũng đã từng... “tắt lửa”. “Đó là lúc đầu phụ huynh không hiểu phương pháp mình dạy nên quay ra mắng vốn, chỉ trích vì thành tích học tập của con em chậm cải thiện. Thế nhưng có niềm tin, phương pháp khoa học và tiến bộ thì thành công không bỏ rơi mình”-Hà nở nụ cười tươi nói.
Chị Lê Minh Hiền (phường Phù Đổng, TP. Pleiku) cho 2 con theo học tại Trung tâm Tài năng trẻ GTC cho biết: “Cô Hà rất giỏi và tâm huyết khi đưa được phương pháp dạy học hoàn toàn mới và đạt chuẩn về áp dụng tại TP. Pleiku. Các cháu hứng thú, yêu thích việc học và tiến bộ rõ rệt. Tại đây, các cháu vừa học văn hóa vừa được rèn luyện nhiều kỹ năng bổ ích, về nhà tự giác học tập, vệ sinh cá nhân, biết quan tâm tới người khác”.
Ở tuổi 28 tuổi, cô giáo trẻ kiêm Giám đốc Nguyễn Thiên Hà cũng đang ấp ủ dự định mở thêm các lớp kỹ năng dành cho cha mẹ như: dạy con cách tiêu tiền, xây dựng văn hóa gia đình, chương trình hướng nghiệp thời đại công nghệ 4.0… Dấn thân, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, Thiên Hà đã thành công khi áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại, mới mẻ, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.