Giám sát thu nộp, quản lý sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 29-9 tại Sở Nông nghiệp và PTNT, ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn cùng các thành viên của Ban đã tiến hành giám sát về tình hình thu nộp, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

 Quang cảnh buổi giám sát tại Sở Nông nghiệp và PTNT. Ảnh: N.D
Quang cảnh buổi giám sát tại Sở Nông nghiệp và PTNT. Ảnh: N.D

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT trong 5 năm (2011-2015) các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh đã nhận được 250.481 triệu đồng từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng. Nhờ đó, mang lại nguồn thu đáng kể để đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng, khai thác bền vững tài nguyên đất đai lâm nghiệp…

Đến nay, tổng diện tích rừng được bảo vệ từ nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng là 495.186,76 ha, trên tổng diện tích 625.432,94 ha đất có rừng toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 79,4%. Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giảm từ 1.601 vụ  năm 2012 xuống còn 893 vụ trong năm 2015, các vụ cháy rừng đã giảm rõ rệt về quy mô và mức độ thiệt hại. Thực hiện chương trình trồng rừng thay thế của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong năm 2015 các đơn vị chủ rừng và huyện Kbang đã trồng được 686,3 ha, chưa kể diện tích 359 ha của các đơn vị tự trồng.
    
Dù vậy vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập như còn có sự chênh lệch  đối với 2 lưu vực sông Ba và sông Sêpêpôk. Các văn bản hướng dẫn của Trung ương còn chung chung; sự điều phối và gắn việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng chưa đồng bộ, chặt chẽ.

Tại buổi giám sát các thành viên Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi về việc chi trả tiền dịch vụ môi trường, công tác quản lý bảo vệ rừng...

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.