Giải ngân vốn đầu tư công: "Tăng tốc" chặng nước rút

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đến ngày 30-11, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 70%. Tuy chưa đạt như kỳ vọng nhưng so với tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước thì Gia Lai đạt khá, nhất là trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Từ nay đến hết ngày 31-1-2022, các ngành và địa phương nỗ lực tăng tốc trong chặng nước rút để chốt khối lượng thực hiện.
Giải ngân vốn đạt khá
Năm 2021, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh được giao là 3.573 tỷ đồng. Tính đến ngày 30-11, khối lượng thực hiện được 1.641 tỷ đồng; đã giải ngân qua hệ thống Kho bạc Nhà nước được 1.982 tỷ đồng, đạt 55,52% kế hoạch vốn (KHV). Trong đó, vốn giao từ đầu năm khối lượng thực hiện được 1.521 tỷ đồng, giải ngân 1.738 tỷ đồng, đạt 69,58% KHV, gồm: vốn ngân sách tỉnh 70,2%, vốn ngân sách trung ương 77,5%, vốn ODA gần 40%, vốn kéo dài năm 2020 sang năm 2021 đạt 71,5%.
Liên quan đến các dự án khởi công mới trong năm 2021, vốn ngân sách địa phương giao đợt 3 cho 31 dự án với số vốn 812,156 tỷ đồng. Đến ngày 30-11, khối lượng thực hiện đạt 9,36% KHV, giải ngân đạt 26,89% KHV. Đối với vốn ngân sách trung ương giao đợt 3 là 263 tỷ đồng, đến ngày 30-11, khối lượng thực hiện đạt 9,84%KHV, đã giải ngân đạt 10,61% KHV. Thông tin về tiến độ triển khai các dự án khởi công mới được giao vốn đợt 3 cho thấy, 22 dự án đã lựa chọn, ứng vốn cho đơn vị thi công; 9 dự án đã được phê duyệt kế hoạch và đang lựa chọn nhà thầu; 4 dự án đang lập thiết kế, dự toán. Một số dự án còn lại đang triển khai gặp khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư.
Thi công đường bê tông nội đồng xã Ia Băng, huyện Đak Đoa. Ảnh: Đ.T
Thi công đường bê tông nội đồng xã Ia Băng, huyện Đak Đoa. Ảnh: Đức Thụy
Theo đánh giá từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tiến độ thi công của nhiều dự án, cộng thêm giá cả vật liệu xây dựng biến động mạnh làm tăng chi phí. Một số dự án gặp khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng như: đường liên huyện Chư Sê-Chư Pưh-Chư Prông, đường nội thị thị xã Ayun Pa. Một yếu tố khác là năng lực quản lý dự án của một số chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng hồ sơ liên quan đến dự án từ khi lập chủ trương đầu tư đến khi đấu thầu chất lượng kém làm mất nhiều thời gian.
Ông Nguyễn Trường-Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ-thông tin: “Trong những tháng đầu năm, giá cả vật liệu xây dựng tăng đột biến nên phải điều chỉnh dự toán đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Để đảm bảo kế hoạch thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn, chủ đầu tư tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện”.    
Tại huyện Kông Chro, ông Nguyễn Khắc Minh-Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện-cho biết: “Theo kế hoạch đầu tư công năm 2021, huyện được giao thực hiện 15 công trình từ nguồn vốn tỉnh phân cấp 25,45 tỷ đồng, 1 công trình từ nguồn thu tiền sử dụng đất 14,5 tỷ đồng. Mặc dù gặp khó khăn, chậm tiến độ trong những tháng đầu năm nhưng cho đến thời điểm hiện nay, khối lượng thực hiện các công trình đã đạt 85%, tỷ lệ giải ngân vốn đạt 82%. Huyện đang đặt quyết tâm phấn đấu đến tháng 1-2022 tỷ lệ giải ngân đạt 100%.
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân
Theo quy định, thời hạn thanh toán vốn đầu tư công sẽ được thực hiện đến ngày 31-1-2022. Trong thời gian còn lại của năm 2021, hoạt động đầu tư công đang bước vào chặng nước rút để chốt khối lượng thực hiện nhằm phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao nhất.
Một trong số đơn vị đang dẫn đầu về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm nay là Chư Păh. Trong năm 2021, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện được giao thực hiện 26 công trình với 46,719 tỷ đồng. Ông Đặng Thái Huy-Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chư Păh-cho hay: “Trong tháng 10, các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện đã hoàn tất, giải ngân đạt 100% KHV. Đối với công trình đường giao thông với tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng, vừa được tỉnh giao vốn đợt 3 là 45 tỷ đồng. Đến nay, công trình đã lựa chọn xong nhà thầu tư vấn thiết kế và đang thực hiện các bước tiếp theo”.
Nhà thầu đang huy động tối đa máy móc, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên quốc lộ 25 (Dự án thành phần 3). Ảnh: Hải Lê
Nhà thầu huy động tối đa máy móc, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên quốc lộ 25 (Dự án thành phần 3). Ảnh: Hải Lê
Ông Nguyễn Thành Chung-Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh: “Giai đoạn cận kề cuối năm, số lượng hồ sơ chứng từ phải giải quyết tại Kho bạc tăng rất nhiều. Chúng tôi đã chủ động đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị, chủ đầu tư về các nguồn vốn còn tồn đọng, cần nhanh chóng hoàn tất hồ sơ thanh toán đến ngày 31-1-2022, đảm bảo giải ngân các nguồn vốn theo kế hoạch”.
Tương tự, huyện Chư Pưh cũng có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công khá cao. Ông Chu Quốc Phòng-Giám đốc Kho bạc Nhà nước Chư Pưh-ghi nhận: “Năm 2021, huyện triển khai 28 dự án với vốn giao đầu năm là 33,669 tỷ đồng. Đến nay, chúng tôi đã giải ngân đạt 83% KHV. Dự kiến đến ngày 31-12, giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% KHV”.
Với tinh thần phấn đấu đẩy mạnh giải ngân vốn đi đôi với đảm bảo chất lượng công trình, ông Nguyễn Hữu Quế-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-cho biết: “Trên cơ sở đánh giá chi tiết về tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, Sở đã đề ra các nhóm giải pháp trong thời gian tới. Theo đó, Sở chủ động phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành chuyên môn kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình thực hiện các dự án. Kịp thời báo cáo và đề xuất UBND tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Đối với công tác giải phóng mặt bằng, các chủ đầu tư, địa phương cần đẩy nhanh tiến độ. Cùng với đó, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án kiện toàn năng lực quản lý theo hướng chuyên môn hóa, giảm kiêm nhiệm, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng công trình dự án”. Theo ông Quế, các sở, ban, ngành và chủ đầu tư tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi cơ chế chính sách, thủ tục hành chính về đầu tư công, quản lý cấp phép khai thác đối với nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho các dự án đầu tư công... Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Thường trực HĐND tỉnh cho phép kéo dài số vốn các dự án khởi công mới năm 2021 giao đợt 3 được tiếp tục thực hiện và giải ngân trong năm 2022.
SƠN CA

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm