Gia Lai: Xuất khẩu được tiếp sức từ vốn vay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của hậu quả suy thoái kinh tế thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2010 của Gia Lai đạt 151 triệu USD, hoàn thành 94% so với kế hoạch năm và tăng 51% so với cùng kỳ năm trước, trong đó phần thanh toán qua BIDV đạt hơn 100 triệu USD chiếm gần 70% giá trị thanh toán hàng xuất khẩu của địa phương.
Triển khai chương trình đẩy mạnh xuất khẩu của địa phương đến 2010, BIDV Gia Lai đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng, cơ chế thanh toán và hoàn thiện các chính sách khách hàng trong cho vay xuất khẩu đã thu hút được khách hàng tham gia. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại địa phương BIDV Gia Lai đã nhận được sự tin tưởng hợp tác của các doanh nghiệp, quý khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, của các đối tác chiến lược hoạt động trong nhiều lĩnh vực với hơn 2.462 doanh nghiệp, chiếm 83% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn và hơn 16.385 khách hàng cá nhân đang quan hệ. Đây chính là yếu tố quan trọng để BIDV Gia Lai tiếp tục vươn lên, tham gia đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội địa phương trong giai đoạn mới.
Ảnh: K.N.B
Ảnh: K.N.B
Trong lĩnh vực xuất khẩu, có gần 40 doanh nghiệp đang có quan hệ truyền thống với BIDV-Gia Lai và quy mô quan hệ của khách hàng với Ngân hàng tăng nhanh. Một số doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn đang quan hệ với Chi nhánh như: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Đức Long, khối các đơn vị thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng Công ty 15-Bộ Quốc phòng có quy mô tín dụng xuất khẩu tăng từ 2 đến 3 lần; các khách hàng khác quy mô cũng  tăng từ 1,5 đến 2 lần... Tổng dư nợ tín dụng xuất khẩu của Chi nhánh cho các doanh nghiệp năm 2010 đã tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2009. Dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, luôn chiếm thị phần lớn. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt gần 100 triệu USD, đóng góp gần 70% giá trị thanh toán hàng xuất khẩu của địa phương.
Để có hàng xuất khẩu đạt chất lượng cao, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ, cùng với việc cho vay vốn lưu động, BIDV Gia Lai còn đầu tư vốn nâng cấp, xây dựng mới các nhà máy chế biến hàng nông sản xuất khẩu gắn với vùng nguyên liệu tập trung trên địa bàn. Chỉ tính riêng đối với mặt hàng mủ cao su, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của địa phương, Chi nhánh đã chủ động làm việc với từng doanh nghiệp nắm nhu cầu, đầu tư trực tiếp cho các doanh nghiệp lớn: Tổng Công ty 15-Bộ Quốc phòng đã được đầu tư vốn xây dựng mới 3 nhà máy chế biến mủ cao su; các đơn vị thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tại Gia Lai đã hình thành 5 cơ sở chế biến ở vùng sản xuất tập trung với tổng công suất thiết kế trên 50.000 tấn/năm, vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng.
Với diện tích cây cao su đứng của Gia Lai hiện nay đạt hơn 70 ngàn ha, số diện tích đã khai thác có năng suất ổn định 1,3-1,6 tấn mủ/ha, đã tạo nguồn nguyên liệu phong phú đủ cho các cơ sở sản xuất hoạt động theo công suất thiết kế, góp phần tăng nhanh sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Từ chỗ chỉ tiêu thụ trong nước và bán tiểu ngạch qua biên giới đến nay phần lớn các doanh nghiệp cao su đã xuất khẩu trực tiếp cho đối tác nước ngoài. Bên cạnh thị trường truyền thống là Trung Quốc, sản phẩm cao su Gia Lai đã vươn ra thị trường một số nước và vùng lãnh thổ như: Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Nga và đang xúc tiến mở rộng sang thị trường khác như Anh, Mỹ,… với sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng nhanh, đã chiếm từ 40% đến 60% sản lượng tiêu thụ hàng năm tùy từng doanh nghiệp.
Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Gia Lai cũng đạt mức tăng trưởng cao về quy mô so với năm trước như cà phê đã xuất khẩu 26 ngàn tấn, kim ngạch 40 triệu USD; mủ cao su của các đơn vị thuộc Binh đoàn 15, các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu 16 ngàn tấn, thu về 47 triệu USD; gỗ tinh chế xuất khẩu đạt 13 triệu USD, mì lát xuất khẩu hơn 56 ngàn tấn... Mặc dù chịu nhiều  ảnh hưởng của hậu quả suy thoái kinh tế thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp đạt 151 triệu USD, hoàn thành 94% so với kế hoạch năm và tăng 51% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2005-2010 của địa phương đạt trên nửa tỷ USD, hoàn thành thắng lợi chương trình xuất khẩu đến năm 2010 như đã đề ra.
Hà Văn

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm