Gia Lai: Nguy cơ phá vỡ quy hoạch trồng mì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong những năm qua, giá mì liên tục tăng cao, trong khi đây là loại cây dễ trồng, chi phí thấp, ít sâu bệnh… Điều này khiến nông dân nhiều địa phương trong tỉnh ồ ạt mở rộng diện tích trồng mì. Đằng sau hiện tượng này đang đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại.

Những năm qua, diện tích phát triển quá nhanh, từ 32 ngàn ha năm 2005 lên trên 63 ngàn ha trong năm 2011, tăng gấp đôi trong vòng 6 năm và giai đoạn này diện tích mì tăng trưởng bình quân 10,61%/năm. Ngoài diện tích được mở rộng, cây mì được trồng xen canh trong các loại cây công nghiệp, hoặc trên diện tích đã phá bỏ cây lâm nghiệp khá phổ biến. Việc phát triển diện tích mì theo hình thức tự phát của người dân tại các địa phương đang gây lúng túng trong quy hoạch vùng nguyên liệu.

 

Nông dân tận dụng quỹ đất để trồng mì bất cứ nơi đâu. Ảnh: A.K
Nông dân tận dụng quỹ đất để trồng mì bất cứ nơi đâu. Ảnh: A.K

Ngoài yếu tố giá cả thì nguyên nhân sâu xa của việc “bùng nổ” diện tích mì còn do tập tục sản xuất của người dân. Đó là vì cây mì không phải tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh, dễ trồng lại có lợi nhuận trước mắt nên dẫn đến tình trạng ồ ạt trồng mì.

Diện tích cây mì tăng đột biến trong khi nhu cầu tiêu thụ của 4 nhà máy chế biến mới chỉ đáp ứng khoảng 40% sản lượng dẫn đến thừa nguyên liệu. Sản lượng còn lại được các thương lái thu mua và bán lại cho các cơ sở chế biến ở Bình Định, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai... Nhà máy chế biến chưa gắn kết với người sản xuất xây dựng được vùng nguyên liệu và chưa có chính sách hỗ trợ nông dân. Ông Lương Trung Nghĩa-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh nói: “Diện tích mì tăng cao trong năm 2011 dẫn đến giá cả không ổn định. Vì vậy cần phải quy hoạch ổn định diện tích hàng năm nhằm giảm tình trạng người nông dân bị ép giá khi vào mùa”.

Thị trường tiêu thụ mì còn bấp bênh, quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc (chiếm trên 90% sản lượng xuất khẩu) nên giá cả thiếu ổn định, được mùa mất giá và ngược lại. Tại Hội nghị phát triển sản xuất cây mì được tổ chức tại Gia Lai vừa qua, ông Bùi Bá Bổng-Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết: Bộ Nông nghiệp và PTNT đang cử một phái đoàn sang Hàn Quốc đàm phán để tăng sản lượng xuất khẩu sang thị trường khó tính này nhằm giảm bớt sự phụ thuộc quá lớn của Trung Quốc.

Khác với những địa phương khác, cây mì ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng được trồng chủ yếu trên đất đồi dốc nên dễ gây xói mòn. Theo nghiên cứu, việc mở rộng diện tích mì, trong khi theo phương thức quảng canh sẽ là tác nhân gây nên tình trạng sa mạc, xói mòn, lũ lụt cục bộ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ sau 3-4 năm trồng mì liên tiếp trên một vùng đất thì loại cây này cũng cằn cỗi dần và khó phát triển. Các loại cây khác cũng không thể sống được trên khu vực đất đã trồng mì lâu năm.

Đáng chú ý là diện tích mì phát triển quá nhanh đã làm phá vỡ quy hoạch cây trồng, khiến đất đai thoái hóa, bạc màu, xâm lấn diện tích rừng phòng hộ. Cũng theo ông Bùi Bá Bổng, các địa phương nên có quy hoạch diện tích trồng phù hợp, hạn chế trồng tràn lan dẫn đến nguồn cung quá lớn, làm cho giá cả mất ổn định; đồng thời nên tìm kiếm đưa những cây giống có hiệu quả, năng suất cao, giống sạch bệnh vào sản xuất.

Thời gian gần đây, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn việc phát triển ồ ạt diện tích mì. Theo đó, các địa phương cần hạn chế tối đa việc mở rộng diện tích, nghiêm cấm người dân trồng mì tự phát trên các khu vực đã quy hoạch cho các loại cây trồng khác. Các vùng ngoài quy hoạch thì chuyển đổi sang trồng các cây nguyên liệu khác. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, hướng dẫn nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác mì bền vững và đạt hiệu quả cao. Ưu tiên phân vùng nguyên liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chế biến có công nghệ tiên tiến thu mua nguyên liệu chế biến các sản phẩm có giá trị cao như: tinh bột, cồn, thức ăn gia súc... hạn chế tối đa việc xuất khẩu nguyên liệu thô. UBND tỉnh đã quy hoạch diện tích mì đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ổn định ở mức 50 ngàn ha.

Anh Khoa-Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.