Gia Lai: Mì rớt giá người dân lao đao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hệ lụy của việc trồng mì ồ ạt, thiếu quy hoạch đã khiến cho các hộ dân trồng mì ở xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa lâm vào tình trạng khốn đốn. Đang giữa mùa thu hoạch nhưng giá mì trên địa bàn tỉnh đang rớt ở mức thấp 2.500 đồng/kg mì khô và 500-700 đồng/kg mì nguyên củ.
Hiện nay, trên địa bàn xã Đak Sơ Mei có 900 ha đất trồng cây mì, trên tổng số diện tích đất trồng cây của xã là 1.871 ha, hàng năm cho sản lượng khoảng 1.300 tấn. Cây mì giúp người dân trên địa bàn có cơm ăn, áo mặc, dần thoát khỏi cảnh đói nghèo và vươn lên làm giàu. Nhân dân trong xã Đak Sơ Mei đang trông đợi vào vụ mì năm 2012. 
Dù mì rớt giá nhưng người dân vẫn phải thu hoạch. Ảnh: Nguyễn Tú
Dù mì rớt giá nhưng người dân vẫn phải thu hoạch. Ảnh: Nguyễn Tú
Thế nhưng, năm nay mì đang mất mùa và rớt giá, khiến cho các hộ dân trồng mì lao đao. Nguyên nhân chính là do những năm trước mì có giá cao, chi phí đầu tư thấp, ít công chăm sóc, cây mì phát triển nhanh cho sản lượng cao. Vì thế các hộ dân trong xã đồng loạt trồng loại cây này, khiến cho đất bạc màu nhanh, năng suất sụt giảm, cộng với việc diện tích tăng nhanh đã đẩy giá mì xuống thấp.
Anh Y Sung trồng hơn 1ha mì, nhưng do đất bạc màu vì trồng nhiều năm; đầu vụ mì, anh đã vay hơn 6.000.000 đồng để mua phân bón cho cây, nay mì rớt giá nhưng vẫn phải nhổ để trang trải nợ nần và lo cho gia đình. Anh cho biết: “Thấy năm trước mì có giá cao, đầu vụ này gia đình tôi liều vay thêm vốn đầu tư nhưng nay giá thấp quá, nhổ sớm cũng tiếc, còn không nhổ để lâu trong đất mì sẽ thối củ và thiếu tiền trả nợ. Sau khi thu hoạch, trừ chi phí, công thuê người làm chẳng còn lại là bao”.
Không riêng gì gia đình Y Sung, nhiều hộ dân trong xã Đak Sơ Mei đang “khốn khổ” với cây mì; diện tích đất trồng mì đã nhiều năm, bạc màu dẫn đến việc mì ít củ và củ nhỏ, sản lượng thu hoạch thấp. Trong khi đó, giá mì ở mức thấp 2.500 đồng/kg và rất ít người thu mua, khiến cho lượng mì tồn đọng trong nhà dân khá nhiều.
Theo chị Nguyễn Thị Phương (một chủ đại lý thu mua mì tại đây) thì: “Giá mì biến động thất thường, đầu vụ giá 4.000-4.500 đồng/kg và cứ rớt dần, bây giờ còn 2.500 đồng. Các tiểu thương không dám thu mua, mà có thu mua cũng chỉ cầm chừng vì sợ thua lỗ”.
Ngược lại với giá mì, giá nhân công khá cao: 120.000 đồng/ngày. Vì mì rớt giá và mất mùa, nhưng các hộ dân đều cố gắng thu hoạch, giải tỏa mặt bằng để trồng cây khác, dẫn đến tình trạng khan hiếm nhân công.
Theo ông Đặng Văn Linh- Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh: Năm nay trên toàn tỉnh có tổng diện tích đất trồng mì là 63.352 ha, vượt chỉ tiêu 10.000 ha, với tổng sản lượng ước khoảng 1.015.000 tấn. Và, đến thời điểm này, chưa có địa phương nào báo cáo tình hình nên lãnh đạo Sở cũng chưa có biện pháp cụ thể để giải quyết tình trạng trên.
Nguyễn Tú

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm