Gia Lai: Giá cả thị trường vẫn chưa “hạ nhiệt”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong khi giá cả một số mặt hàng thiết yếu ở các địa phương như TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Cần Thơ có xu hướng giảm hoặc chững lại thì tại thị trường Gia Lai, giá cả vẫn chưa “hạ nhiệt”.
Đáng nói nhất là mặt hàng thịt heo. Giá heo hơi vẫn ở mức trên 60.000 đồng đến 65.000 đồng/kg, heo móc hàm lên đến 75.000 đồng/kg khiến các quầy bán thịt heo ở Trung tâm Thương mại Pleiku vẫn giữ nguyên mức giá tăng cao nhất từ trước đến nay: Sườn non 100.000 đồng/kg; cốt lết 90.000 đồng/kg; thịt đùi 100.000 đồng/kg… Giá các mặt hàng thực phẩm khác vẫn ở mức cao như: Cá lóc giá 60.000 đồng/kg, cá chép, trắm và diêu hồng đồng giá 55.000 đồng/kg; thịt gà ta 120.000 đồng/kg; tôm sú loại vừa 100.000 đồng/kg, thịt bò 170.000 đồng/kg. Ngay cả các loại rau quả giá vẫn không giảm: Rau muống 5.000 đồng/bó, mồng tơi 3.000 đồng/bó…
Giá cả các mặt hàng thực phẩm vẫn chưa “hạ nhiệt”. Ảnh: Lê Lan
Giá cả các mặt hàng thực phẩm vẫn chưa “hạ nhiệt”. Ảnh: Lê Lan
Theo các tiểu thương nguyên nhân giá cả hàng hóa không giảm là vì giá nhập vẫn cao, nguồn cung khan hiếm, nhất là mặt hàng thịt heo và cá. Chị Xương-một tiểu thương kinh doanh các loại cá cho biết: “Các loại cá trắm, chép rất khan hiếm, dù trả giá khá cao cho các đầu mối nhưng vẫn không có hàng để bán”.
Đang là mùa thu hoạch trái cây nhưng giá vẫn tăng vù vù. Chị Phượng- chuyên kinh doanh mặt hàng trái cây trên đường Nguyễn Thiện Thuật (TP. Pleiku) cho biết: “Trừ mặt hàng xoài Ayun Pa là có giá khá “mềm” 10.000 đồng đến 12.000 đồng/kg, các loại khác đều tăng, giá cam sành hồi tháng 4 chỉ có 30.000 đồng/kg nhưng đầu tháng 5 đã tăng lên 40.000 đồng/kg (tăng 33%), các loại khác như bưởi, táo, nho… cũng tăng đáng kể”.
Các loại hàng hóa tiêu dùng khác như mắm, muối, dầu ăn, bánh kẹo, đường, sữa, nước uống… giá vẫn tăng đều đều. Chủ tiệm tạp hóa Liên- đầu mối chuyên bán sỉ các mặt hàng tiêu dùng trên đường Đoàn Thị Điểm (TP. Pleiku) cho biết: “Mặt hàng nào cũng tăng, chỉ có bia 333 là giảm từ 185.000 đồng/thùng xuống còn 175.000 đồng/thùng”.
Các mặt hàng mỹ phẩm, thuốc tây vẫn tăng giá. Nguyên nhân được các chủ tiệm giải thích là do giá từ nguồn nhập và chi phí vận chuyển tăng. Chủ tiệm thuốc tây Mỹ Thiện (Hoàng Văn Thụ-TP. Pleiku) lý giải: “Thực chất giá thuốc không tăng nhiều nhưng do các yếu tố khác tác động như cước vận chuyển, công lao động, trượt giá dẫn đến giá thuốc tăng cao”. Chủ tiệm mỹ phẩm Bích Hằng thì cho hay: “Đa số mỹ phẩm đều là hàng nhập ngoại nên tăng giá do trượt giá giữa USD và tiền đồng là điều dễ hiểu, hiện giá các mặt hàng đều tăng 5-10%”.
Chuyện giá cả ở vùng sâu, vùng xa còn “căng thẳng” hơn bởi nguồn hàng nhập về chủ yếu vẫn từ TP. Pleiku, nhất là nguồn thực phẩm từ chợ đêm Nguyễn Thiện Thuật theo chân các công ty “hai sọt” sẽ còn bị đẩy giá lên cao hơn nữa. Chị Diễm- chủ một sạp hàng thực phẩm trên đường Bùi Dự (TP. Pleiku) cho hay: “Giá cả tăng cao rất khó bán, chỉ cần ế một miếng thịt thôi thì cũng đã lỗ rồi”. Với những người buôn bán kiếm lời từ việc lấy hàng ở chợ đêm rồi mang về các con hẻm nhỏ, các huyện vùng xa để bán thì “ế hàng” là một nỗi lo lớn, nhất là khi chi phí xăng dầu chiếm một phần không nhỏ.
Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm