Gia Lai: Doanh nghiệp vận tải “đuối sức” vì giá xăng dầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chính thức từ 19 giờ ngày 9-8-2010 giá xăng tăng 400 đồng/lít và dầu diezen tăng 350 đồng/lít. Việc tăng giá này đã làm tăng sức ép đối với các doanh nghiệp vận tải.
Ông Ngô Văn Tuấn- Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Minh Tuấn (TP. Pleiku, Gia Lai) cho biết: “Không chỉ có xăng dầu mà giá vật tư để sửa chữa xe cũng tăng lên gấp đôi so với thời điểm năm 2009. Điều đó khiến các doanh nghiệp vận tải điêu đứng. Trong khi đó, cước hàng hóa vận chuyển lại giảm, nếu như năm 2009 cước đi TP. Hồ Chí Minh là 400.000 đồng/tấn thì hiện tại giảm chỉ còn 280.000- 300.000 đồng/tấn. Vậy mà hàng hóa cũng không có để vận chuyển, chiều về doanh nghiệp thường bị lỗ; may lắm cũng chỉ đủ chi phí xăng dầu. Hiện doanh nghiệp có 20 đầu xe nhưng chỉ chạy cầm chừng”.
Giá xăng dầu tăng khiến các doanh nghiệp vận tải lao đao. Ảnh: L.L
Giá xăng dầu tăng khiến các doanh nghiệp vận tải lao đao. Ảnh: L.L
Cũng theo ông Tuấn thì dù sao doanh nghiệp của ông vẫn còn khả quan hơn so với nhiều doanh nghiệp khác vì họ không chịu nổi sức ép về giá cả vật tư, xăng dầu và nợ ngân hàng nên đành phải bán tống bán tháo xe, thậm chí lỗ đến 50% nhưng cũng chẳng có người mua... Chẳng hạn như trường hợp của DNTN Thanh Tuấn (TP. Pleiku) đã phải bán lỗ 4 chiếc xe với giá chỉ 1,2 tỷ đồng cho một khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh, mà nếu là thời điểm năm 2009 có thể bán được 2 tỷ đồng.
Không chỉ doanh nghiệp vận tải hàng hóa lỗ nặng, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách cũng gặp khó khăn do xăng dầu lên giá. Ông Nguyễn Hồng Hải- DNTN Hồng Hải cho biết: Giá dầu tăng khiến chi phí mỗi chuyến xe tăng thêm 200 ngàn đồng. Với 5 đầu xe chạy mỗi ngày, tính ra hàng tháng đơn vị phải chi thêm 30 triệu đồng, trong khi đó giá vé vẫn giữ nguyên, thậm chí còn thấp hơn do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng (hiện giá vé giường nằm và ghế nằm là 180.000 đồng/vé, trước đây là 200.000 đồng/vé).
Các doanh nghiệp taxi trên địa bàn tỉnh đến thời điểm này vẫn chưa có động thái gì về việc tăng giá cước. Ông Nguyễn Đình Hùng- Giám đốc Hãng Taxi Hùng Nhân cho biết: “Doanh nghiệp vẫn chưa tăng giá cước, hiện giá vẫn ở mức 11.500-12.000 đồng/km đầu tiên”.
Nghịch lý là dù tình hình kinh doanh vận tải đang có chiều hướng giảm sút, nhưng lượng xe mua mới vẫn gia tăng. Ông Nguyễn Hữu Quế- Phó Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải Gia Lai cho biết: “Chỉ trong 3 tháng (từ tháng 4 đến 6-2010), lượng xe tải đăng ký mới và mua từ các tỉnh khác về là 183 chiếc và 15 chiếc xe khách”. Như vậy, trên thực tế kinh doanh vận tải vẫn duy trì phát triển, doanh nghiệp này có phá sản thì doanh nghiệp khác lại mọc lên. Đó là quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường.
Đại diện Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên- đơn vị cung cấp xăng lớn nhất khu vực, cho biết: Do giá mua vào cao nên Tổng Công ty quyết định tăng giá theo đúng quy định của Nhà nước. Đây là việc tăng giá bình thường và mức tăng không đáng kể.
Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm