Gia Lai: Cần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ những năm 50 của thế kỷ trước đến nay, công cụ chủ yếu để đo lường tăng trưởng kinh tế là chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nhưng về bản chất chỉ tiêu GDP bên cạnh những ưu điểm đã được thừa nhận, cũng có những mặt trái như: Không tính đến các hoạt động kinh tế là hủy hoại môi trường, gây bất bình đẳng về kinh tế ngày càng sâu sắc, thách thức tới nền tảng đạo đức xã hội...
Từ năm 1996, Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã chỉ ra 5 loại tăng trưởng xấu để các quốc gia tham khảo và nên tránh, đó là: Tăng trưởng không việc làm, tăng trưởng không lương tâm, tăng trưởng không tiếng nói, tăng trưởng không gốc rễ và tăng trưởng không tương lai.
Vì vậy, không nên đánh giá một cách mơ hồ về tăng trưởng kinh tế, coi mọi loại tăng trưởng cao đều là tích cực để liệt kê thành tích, mà quan trọng hơn là hiểu rõ và lựa chọn loại tăng trưởng nào có lợi nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội và con người.
Lắp ráp hệ thống điện
Lắp ráp hệ thống điện
Các số liệu thống kê của Gia Lai gần đây cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 11,1%, giai đoạn 2006-2010 đạt 13,6% (có một phần do điều chỉnh nội dung tính toán thống kê) và 10 năm (2001-2010) đạt 12,3%. Số liệu này cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của cả nước. Nhờ vậy mà GDP/người của Gia Lai so với mức bình quân chung của cả nước đã tăng từ 52% năm 2000 lên 62% năm 2009. Tỷ lệ hộ gia đình thuộc diện đói nghèo đã giảm khoảng 2/3. Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội và bộ mặt đô thị, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi đáng kể. Nhưng nếu so sánh với các tỉnh thành khác thì tốc độ tăng trưởng hàng năm của Gia Lai cũng không cao hơn.
Để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Gia Lai, trước hết hãy xem xét nguồn gốc của tăng trưởng. Ở đây dễ thấy một nghịch lý là tốc độ tăng trưởng GDP Gia Lai dù đã đạt mức tương đối cao trong hàng chục năm nhưng vẫn chưa thể coi là bền vững. Bởi lẽ, nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố đầu vào của sản xuất như: Lao động, vốn đầu tư trong nước, tài nguyên thiên nhiên, trong khi đó yếu tố quan trọng nhất là năng suất tổng hợp của các nhân tố lại đóng góp không nhiều vào tăng trưởng kinh tế.
Phân tích số liệu các nhân tố đóng góp vào GDP cho thấy: Thời kỳ 2001-2010 yếu tố vốn đầu tư và lao động đã góp tới hơn 80-90% mức tăng trưởng kinh tế của Gia Lai, nhưng có sự thay đổi vị trí giữa 2 nhân tố này giữa thời gian 5 năm 2001-2005 và 2006-2010. Trong 10 năm (2001-2010), số lượng lao động làm việc tại Gia Lai tăng bình quân 4,2%/năm, gấp hơn 2,5 lần mức tăng lao động bình quân của cả nước.
Ảnh: K.N.B
Ảnh: K.N.B
Cũng cần thấy rằng, lao động tăng nhanh góp phần làm cho GDP tăng trưởng nhanh, nhưng đồng thời dân số cũng tăng nhanh làm cho mức GDP bình quân đầu người sẽ tăng chậm hơn tốc độ tăng trưởng GDP và cũng tăng chậm hơn GDP bình quân đầu người ở các địa phương có tốc độ tăng dân số chậm. Lượng vốn đầu tư trong 10 năm trên địa bàn Gia Lai khoảng 44.591 tỷ đồng (theo giá thực tế), tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP theo giá so sánh luôn ở mức rất cao 58-74%, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư (theo giá so sánh) 10,85%/năm. Dường như chỉ tiêu tỷ lệ vốn đầu tư trên
GDP ở Gia Lai đã đạt "ngưỡng giới gạn" và không thể tăng hơn được nữa?
Nhân tố năng suất tổng hợp của các yếu tố chỉ đóng góp 10-18% mức tăng trưởng GDP Gia Lai. Hiệu quả sử dụng vốn tính bằng GDP tăng thêm (theo giá so sánh) so với vốn đầu tư (theo giá so sánh) hàng năm đã tăng từ 0,11 đồng năm 2001 lên 0,20 đồng năm 2005 và 0,21 đồng năm 2010, chủ yếu do các công trình thủy điện lớn, diện tích cây công nghiệp dài ngày, diện tích rừng trồng ở Gia Lai đã kết thúc thời kỳ xây dựng cơ bản, đi vào thời kỳ kinh doanh; tốc độ tăng năng suất lao động (tính bằng GDP giá so sánh) bình quân 7,8%/năm; mức năng suất lao động bình quân của Gia Lai hiện nay mới bằng khoảng 72% năng suất lao động trung bình của cả nước, chủ yếu do cơ cấu kinh tế còn lạc hậu và chuyển dịch chậm.
Nhìn tổng thể thì kinh tế Gia Lai vẫn là nền kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên cùng với công nghiệp sơ chế và dịch vụ thông thường năng suất lao động và giá trị gia tăng thấp là chủ yếu, các ngành công nghệ cao hầu như chưa có gì đáng kể, kể cả trong nông- lâm nghiệp.
Đầu tư xây dựng trường học. Ảnh: Đ.T
Đầu tư xây dựng trường học. Ảnh: Đ.T
Xét quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội, trước hết vốn tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng và hệ lụy của nó là lợi thế so sánh về mặt kinh tế mất dần, với khoảng trên dưới 800 ngàn ha rừng nhưng không đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng nội địa, không ít các cơ sở chế biến gỗ phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu; thu ngân sách nhà nước từ rừng hầu như không đáng kể từ nhiều năm nay. Cần ý thức sâu sắc rằng, đối với đồng bào các dân tộc bản địa Tây Nguyên, rừng không chỉ là nơi sản xuất, khai thác sản phẩm thiên nhiên phục vụ con người mà còn là nơi nương tựa trong đời sống tinh thần, chứa đựng vốn văn hóa, nhất là văn hóa tâm linh rất phong phú vốn đã gắn bó với đồng bào từ rất lâu.
Vì vậy mất rừng ở đây không chỉ tai hại về kinh tế, môi trường mà còn để lại những hậu quả xấu về văn hóa- xã hội trong kinh tế thị trường, tình trạng phân hóa giàu nghèo là không thể tránh khỏi, nhưng khoảng cách giàu nghèo (nhóm 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất) ở Gia Lai đã tăng từ 3,59 lần năm 1986 lên 16,59 lần năm 2003, thuộc nhóm các tỉnh thành có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất trong cả nước, khoảng cách này sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tiếp theo.
Nhìn tổng quát, mô hình tăng trưởng kinh tế Gia Lai thời gian qua là mô hình thiên về tăng trưởng theo chiều rộng, ít chú ý tới các yếu tố phát triển theo chiều sâu. Hệ lụy của nó là không thể tăng trưởng bền vững, càng tăng trưởng thì nguồn tài nguyên càng bị khai thác kiệt quệ, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng và vượt quá ngưỡng "ổn định" cho phép. Do đó đã đến lúc không thể duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng cũ mà phải từng bước chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và nâng cao chất lượng của tăng trưởng kinh tế.
Hải Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).