Gập ghềnh phát triển nhà ở xã hội: Cần gỡ 'nút thắt' bằng cơ chế mở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở xã hội đang cao và việc đầu tư phát triển dòng nhà ở này gặp nhiều khó khăn, nhiều chuyên gia đề xuất cần có cơ chế mở để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Nguồn ảnh: Hùng Võ/Vietnam+
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Nguồn ảnh: Hùng Võ/Vietnam+
Trong giai đoạn 2021-2025, nhu cầu về nhà ở xã hội trên cả nước cần hơn 290.000 căn với tổng vốn đầu tư khoảng 220.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay, việc phát triển dòng nhà ở này vẫn đang “gập ghềnh” do gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc.
Để giải quyết “bài toán” trên, nhiều ý kiến cho rằng giải pháp cấp thiết hiện nay là cần sớm gỡ bỏ các “nút thắt” do khó khăn về nguồn vốn hỗ trợ, quỹ đất cũng như cải cách mạnh về thủ tục hành chính để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư.
Nhiều "điểm nghẽn"
Chia sẻ tại tọa đàm “Gỡ nút thắt phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân” do VTC phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức ngày 19/4, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng việc quyết nhà ở cho nhân dân là một trong những vấn đề quan trọng, thường xuyên được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo.
Với các chính sách đã ban hành, đến nay, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 275 dự án nhà ở xã hội với quy mô khoảng 147.000 căn hộ; đang tiếp tục triển khai 339 dự án với quy mô khoảng 371.500 căn hộ, qua đó giúp cho hàng trăm ngàn hộ gia đình là công nhân, người thu nhập thấp có điều kiện nâng cao chất lượng nhà ở.
Tuy vậy, đại diện Bộ Xây dựng cũng thẳng thắn thừa nhận kết quả trên vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Nguyên nhân chính là do thiếu quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội; vướng mắc trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư; thiếu nguồn vốn ưu đãi và cơ chế khuyến khích chủ đầu tư chưa thực chất, chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp...
Tại buổi toạ đàm, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp bất động sản cũng đã chỉ ra những nút thắt trong phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân hiện nay. Trong đó, vướng mắc đầu tiên khi phát triển loại hình này là khó khăn về nguồn vốn.
Trên thực tế, gói hỗ trợ 30.000 tỷ cho vay phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại từ 2013-2016 đã hoàn thành việc giải ngân gần 100%. Chính vì thế, sang đến giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn này không còn. Trong khi đó, Ngân hàng chính sách xã hội chỉ được phân bổ 27% ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội, còn các ngân hàng thương mại lại không được phân bổ gói vốn này, từ đó dẫn đến công tác phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân gặp nhiều trở ngại về dòng tiền.
Tiếp đến là tình trạng thiếu quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Theo ông Luyện Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Hà Nội, dù đã có quy định là 20% quỹ đất tại các dự án nhà ở thương mại được dành để phát triển nhà ở xã hội (riêng tại Hà Nội, tỷ lệ này là 25%), song hầu như không đạt yêu cầu.
Dưới góc độ doanh nghiệp gần 10 năm tham gia vào đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lễ Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lê Thành cũng chia sẻ thực tế nan giải khi mất khoảng 4-5 năm vẫn chưa xong thủ tục và vướng mắc nhiều khâu. Trong khi lợi nhuận định mức của nhà ở xã hội tối đa theo quy định là 10%, mức lợi nhuận này còn thấp hơn cả lãi suất gửi tiết kiệm.
Theo ông Nghĩa, đây là lý do nhiều doanh nghiệp “ngại” phát triển nhà ở xã hội.
Cần “khơi thông” chính sách và nguồn lực
Nhìn nhận ở góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết phần lớn các doanh nghiệp thành viên, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn của hiệp hội đều có mong muốn được cùng tham gia vào các chương trình phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân.

Ảnh minh họa. Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+
Ảnh minh họa. Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+
“Thực tế, đầu tư vào nhà ở xã hội vừa là trách nhiệm với xã hội nhưng đồng thời cũng là công ăn việc làm. Tuy nhiên, trong bối cảnh việc phát triển dòng nhà ở này còn gặp khó, điều quan trong nhất hiện nay là cần có cơ chế ‘mở’ để thu hút các doanh nghiệp,” ông Hà chia sẻ và nhấn mạnh rằng quan trọng nhất là thủ tục cần nhanh gọn, tiếp cận đất đai dễ dàng hơn nhà ở thương mại, nguồn vốn cần ổn định.
Dẫn lại “nỗi khổ” của doanh nghiệp từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội trước đây, ông Hà cho rằng doanh nghiệp chưa làm xong đã hết thời hạn, dân không còn được vay nên doanh nghiệp làm xong nhà ở xã hội cũng không ai mua. Khó khăn hơn là khi phát triển nhà ở xã hội, doanh nghiệp không chủ động được về dòng tiền, đối tượng mua nhà ở xã hội, giá bán, đều do nhà nước quyết định.
Ngoài ra, theo ông Hà, các vấn đề về thuế cũng cần phải dễ dàng hơn để các doanh nghiệp bất tham gia vào phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân có “sức để thở,” sớm hoàn thành dự án và thu hồi nguồn vốn nhanh hơn.
Về phía địa phương, ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cũng kiến nghị trung ương cần tạo điều kiện để thành phố và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn phát triển nhà từ Nghị quyết 11 của Chính phủ; rút ngắn các thủ tục hành chính; hỗ trợ vốn vay kích cầu để cho vay với thời hạn trên 10 năm; tập trung rà soát các quỹ đất tại các dự án thương mại có tỉ lệ 20% quỹ đất nhà ở xã hội, để các nhà đầu tư thực hiện đúng quy định…
Về phía Bộ Xây dựng, ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản cho rằng để phát triển nhà ở xã hội hiệu quả, đúng mục tiêu, trong thời gian tới cần triển khai ngay 3 giải pháp cấp bách. Đầu tiên là cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở theo Chương trình phát triển nhà ở quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tiếp đó, các địa phương phải rà soát lại các quy hoạch phát triển đô thị của địa phương phải có quỹ đất với địa điểm, diện tích để đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Thứ ba là rà soát và thực hiện nghiêm các quy định về việc dành 20% quỹ đất đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các dự án phát triển nhà ở thương mại để có quỹ đất cho đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Theo Hùng Võ (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất