Ép giá nông sản: Chuyện dài trên những cánh đồng…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ép giá nông sản lâu nay vẫn là câu chuyện muôn thuở. Dù thời đại công nghệ thông tin ngồi đâu người ta cũng có thể nắm bắt được giá cả, cập nhật đến từng giờ, từng ngày nhưng ép giá vẫn là căn bệnh chưa có thuốc chữa và tư thương ngày càng có những biến tấu tinh vi hơn để ép giá nông dân.

Giá tại ruộng và thị trường: Một trời một vực

Với những người trồng mía, phải mất 10 tháng đến một năm mới đến kỳ thu hoạch, nông dân phải lo từ “a tới z” các chi phí vật tư, công sức chăm sóc, đồng thời phải gánh chịu mọi nguy cơ thất thu có thể xảy ra. Tuy nhiên, giá mía thu mua tại ruộng của thương lái đối với sản phẩm mía của bà con chỉ khoảng một nửa so với giá thu mua tại nhà máy. Một nửa còn lại rơi vào chi phí dành cho tư thương: thu gom, vận chuyển và bán mía cho nhà máy. Thiệt thòi là thế song người trồng mía nếu muốn phá vỡ những quy tắc này, tức là tự sản xuất và tự tiêu thụ sẽ bị “xử ép” đủ đường, không dễ gì bán được mía trực tiếp cho nhà máy.

 

 Nông dân xã Ia Lâu thu hoạch mì. Ảnh: L.H
Nông dân xã Ia Lâu thu hoạch mì. Ảnh: L.H

Hiện đang là thời kỳ cao điểm mùa thu hoạch mía niên vụ 2015-2016 tại các huyện phía Đông tỉnh. Nhìn vào giá thu mua tại nhà máy cho sản phẩm mía nguyên liệu đạt 10 chữ đường là 1.000 đồng/kg nhưng tại các cánh đồng mía, giá mía nông dân bán cho các đại lý chỉ dao động quanh mức 500 đồng/kg. Một ha mía cho năng suất trung bình 60-70 tấn, nông dân chỉ thu về 30 triệu đồng đến 35 triệu đồng chưa trừ chi phí đầu tư, chăm sóc và công cán trong suốt một năm trời ròng rã. Phần chênh lệch còn lại tư thương hưởng lợi sau khi trừ đi các chi phí liên quan như: nhân công chặt mía, phí vận chuyển (phần này tư thương vẫn được hưởng hỗ trợ từ nhà máy)… Sự chênh lệch quá lớn giữa giá mía thu gom tại ruộng và giá bán thực tế cho nhà máy khiến rất nhiều nông dân bức xúc, song chẳng có cách nào thay đổi được những “luật bất thành văn” trên đồng ruộng này. “Chúng tôi phải chịu tất cả các khoản đầu tư để cho ra sản phẩm nhưng khi bán lại chỉ được phân nửa giá trị thực của nó, thiệt thòi lắm! Nếu không bán qua đại lý, nông dân chúng tôi sẽ bị làm khó đủ kiểu, từ kéo dài thời gian chặt mía, chờ cân… Chờ lâu, mía khô hết, hao hụt trọng lượng rất nhiều. Cứ xoay vòng vậy nên thành cái “luật”, nông dân chịu thiệt giá để bán qua đại lý cho bớt mệt”-ông Nguyễn Văn Bạn (thôn An Hòa, xã Phú An, huyện Đak Pơ) chia sẻ nỗi khổ của người nông dân bị tư thương ép giá mía.

Không có nhà máy thu mua đặt mức giá công khai để so sánh như cây mía, người làm nghề trồng rau củ phải chấp nhận mức giá cả được gọi chung chung là thị trường thì việc ép giá càng diễn ra gay gắt hơn. Mức giá thu mua tại ruộng luôn thấp hơn rất nhiều lần so với giá rau củ được bán ra thị trường, tới tay người tiêu dùng. Với những mặt hàng này, chuyện tư thương bắt tay nhau “làm giá”, “ép giá” nông dân là chuyện không mấy khó khăn. Thực tế trong những ngày này, nếu về các vùng trồng bí đỏ tại Kông Chro, Kbang, Đak Pơ… bà con đang đau đầu, bởi giá bí đỏ tư thương thu mua tại ruộng rất thấp, chỉ 3.000 đồng đến 3.500 đồng/kg bí tuyển và giảm xuống một nửa đối với bí loại 2. Nhưng thực tế tại tất cả các điểm bán rau củ ở các chợ, giá bán bí đỏ ngay tại thị xã An Khê hay xa hơn là TP. Pleiku, dao động từ 8.000 đồng đến 10.000 đồng/kg. Với các loại rau củ khác, mức độ chênh lệch giá giữa mua gom ở ruộng tới tay người tiêu dùng luôn ở mức gấp ba, thậm chí cao hơn…

Đã bị xử ép còn chịu ơn

Với những người nông dân khó khăn về vốn thì chuyện ép giá còn trắng trợn hơn thông qua hình thức vay vốn ngoài-một trong những hình thức tín dụng đen với lãi suất rất cao (dao động 3-5%). Người nông dân chỉ lấy công làm lời khi chấp nhận rủi ro vay vốn đầu tư tính theo “lãi ngoài” và chỉ khi được mùa, được giá mới mong dư ra chút đỉnh. Nếu thất thu, kém giá coi như vụ ấy làm không công cho đại lý. Thực tế đã từng có không ít trường hợp nông dân làm quần quật vài tháng, tới vụ thu hoạch tính ra vẫn còn… nợ tiền đầu tư của đại lý, tức là lỗ cả công liền vốn.

Đơn cử như trường hợp của anh Đinh Minh Hoàng (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông). Vì hai vợ chồng tay trắng từ miền Bắc vào Gia Lai lập nghiệp nên cuộc sống rất khó khăn. Thiếu vốn, vợ chồng anh chấp nhận ký nợ đầu tư của các đại lý phân bón trên địa bàn. “Chúng tôi mua chịu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… sẽ luôn phải chịu mức giá cao hơn người khác mua trả tiền liền. Kèm vào đó, các đại lý lại tính tiếp phần lãi suất, thường thì 3-5%/tháng. Vụ mì vừa qua, 4 ha mì của nhà tôi phải mua chịu tổng cộng 70 triệu đồng tiền phân bón, thuốc, chi phí cày bừa… Tới vụ thu hoạch, tính ra tôi đã mất hơn 25 triệu đồng tiền lãi trong vòng một năm. Kèm theo đó, đại lý bắt buộc phải bán lại nông sản cho họ. Giá mì thu mua của đại lý luôn thấp hơn 2-3 giá so với các điểm thu gom khác. Chúng tôi vất vả nhưng chỉ còng lưng làm giàu cho đại lý thôi. Biết vậy nhưng nghèo, thiếu vốn nên đành phải chịu”-anh Hoàng nói.

“Bao giờ nông dân hết cảnh ép giá?” có lẽ vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời đáp. Thiết nghĩ, để cân đối lại mức chênh lệch này lại không thể chỉ một vài người làm được, càng không thể chỉ trông chờ từ phía duy nhất người nông dân mà nhất thiết phải có sự tham gia quản lý và điều tiết của chính quyền, ngành chức năng, nhà máy, tư thương và người nông dân.

 Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).