Dường như ai cũng có lần nghe qua về tầm hữu dụng của sữa chua, nhất là loại trong thành phần có thêm vi sinh.
Bên cạnh tác dụng nhuận trường góp phần giải độc cho cơ thể, lực lượng vi sinh là phương tiện tương tranh với hàng trăm chủng loại vi sinh độc hại lúc nào cũng có mặt trong khung ruột và tranh thủ từng cơ hội để quấy rầy gia chủ bằng cách xói mòn sức kháng bệnh.
Hoàn toàn hợp lý nếu dùng sữa chua có vi sinh loại hữu ích vì kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy khả năng truy lùng bệnh nguyên của bạch cầu cũng như thực bào trong cơ thể người thường dùng món này được cải thiện thấy rõ.
Đáng tiếc là nhiều người xứ mình vẫn chưa có thói quen ăn sữa chua, nhất là sau bữa điểm tâm vì đó là thời điểm tốt nhất để tăng cường sức kháng bệnh.
Kẹt cho người tiêu dùng là các thành phần vi sinh hữu ích trong khung ruột có chung một nhược điểm: không chỉ ngất ngư dễ dàng nếu gia chủ dùng thuốc kháng sinh lâu ngày mà chúng thậm chí thất thoát rất nhanh trong tình huống stress, trong môi trường ô nhiễm, nếu gia chủ ngày nào cũng mạnh miệng với rượu bia, lúc gia chủ ngộ độc thực phẩm hay thậm chí chỉ cần thay đổi cách ăn uống. Khỏi nói thêm cũng hiểu là lực lượng vi sinh độc hại bấy giờ sẽ chộp ngay cơ hội ra tay đánh lén. Đó là một trong các lý do tại sao nhiều người ở xứ mình có sức kháng bệnh chẳng khác ngọn đèn trước gió.
Cho nên biện pháp tiếp hơi liên tục bằng sữa chua có vi sinh phe ta đúng là cần thiết. Nhưng ngay điểm này cũng là điểm éo le. Bởi trước hết: Sữa chua có vi sinh, nếu muốn nên thuốc phải chứa một lượng rất lớn để một phần trong đó sống sót sau khi tiếp xúc với nước chua trong dạ dày. Nhưng quan trọng hơn nhiều là phải ăn sữa chua mỗi ngày, tối thiểu 4 tuần, nếu muốn tái lập quân bình vi sinh trong đường ruột.
Với người dùng thuốc kháng sinh nhiều ngày, bệnh nhân viêm đại tràng mãn, đối tượng vừa qua đợt hóa- xạ trị, việc ăn sữa chua mỗi ngày hầu như không đủ để phục hồi chức năng kháng bệnh của khung ruột vì nạn nhân thường phải cần không dưới 10 tỉ vi sinh loại lacto hay bifido mỗi ngày.
Trong trường hợp này nên dùng thuốc có men vi sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc thay vì chỉ ăn sữa chua vì đằng nào ăn bao nhiêu cũng không đủ.
Thêm một điểm quan trọng: Đừng tưởng sữa chua phải chua mới tốt. Chua nhiều hay ngọt lịm là chuyện nhỏ trong tay nhà sản xuất. Chuyện đó không ăn nhằm gì với thành phần vi sinh trong sản phẩm.
(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Khi tiến hành phân tích gene virus cúm ở người, cũng như ở gia cầm cho thấy, virus cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao.
Gần tròn 10 năm sau thử nghiệm thí điểm đầu tiên tại tỉnh miền Trung Cuba Sancti Spíritus vào tháng 6-2007, tới nay, thuốc đặc trị Heberprot-P đã giúp 65.000 bệnh nhân tiểu đường không bị rơi vào hiểm cảnh hoại tử và cắt bỏ tứ chi.
Ngày 10-5, theo thông tin của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), dịch cúm A (H7N9) đang có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc, đặc biệt trong đó hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây giáp biên giới với Việt Nam đã ghi nhận trường hợp bệnh.
Ngày 10-5, ông Nguyễn Ngọc Phú-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Ea Súp (Đak Lak) cho biết đang tiếp tục tiêu hủy số vịt bị nhiễm cúm H5N1 trên địa bàn.
Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Hôm qua 3-5, Bác sĩ Nguyễn Viết Đồng-Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cho một sản phụ có 2 tử cung hiếm gặp.
Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Các bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã gắp một con đỉa sống dài hơn 5 cm ký sinh nhiều ngày trong thanh, khí quản của bệnh nhi 13 tuổi.
(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.
Bộ Y tế vừa đạt được thỏa thuận với Công ty Dược phẩm Gilead Sciences (Mỹ) để mua biệt dược điều trị viêm gan C với giá chỉ bằng chỉ bằng 1% giá thuốc phát minh đang bán cho thị trường Mỹ.
Theo Bộ Y tế, mức giá tối đa của các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT tại Thông tư số 02/2017/TT-BYT sẽ không áp dụng đồng loạt từ 1/6 tới đối với tất cả các bệnh viện (BV).
(GLO)- Sáng 28-5, Ban Vận động hiến máu tình nguyện thị xã An Khê phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thị xã và Khoa Huyết học-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hiến máu tình nguyện lần thứ I năm 2017.
(GLO)- Ông Lê Quốc Khánh-Phó Giám đốc BHXH Gia Lai cho biết: Từ ngày 1-7-2017, việc điều chỉnh lương cơ sở từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng sẽ làm tăng thêm khoảng 7,3% mức phí tham gia BHYT hộ gia đình.
(GLO)- Bệnh sốt xuất huyết (SXH) vẫn còn dai dẳng ở một số địa phương trong tỉnh Gia Lai nên ngành Y tế đang cùng các cấp chính quyền tập trung xử lý để dập tắt hoàn toàn SXH, đảm bảo an toàn sức khỏe người dân.
(GLO)- Thời gian qua, tập thể cán bộ Trạm Y tế xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, làm tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
Ngày 19-4, Cục Quản lý dược cho biết, văn phòng đại diện tại Hà Nội của Công ty Les Laboratories Servier mới đây đã gửi báo cáo kèm theo kết quả điều tra, phân tích hóa học, đặc điểm nhận biết về thuốc giả mang tên Vastarel 20mg, số đăng ký VN-16510-13, số lô sản xuất: 929852, vỉ 30 viên, trên nhãn ghi mạo danh nhà sản xuất là Công ty Les Laboratories Servier - France.