Dùng gối kiểu này cho trẻ là mẹ đang hại con nghiêm trọng, thậm chí là đột tử mà chẳng ngờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dùng gối kiểu này cho trẻ là mẹ đang hại con nghiêm trọng, thậm chí là đột tử mà chẳng ngờ - hãy chú ý đừng mắc phải.

Vì sao trẻ sơ sinh không cần gối khi ngủ?

Khoa học đã chứng minh rằng trẻ sơ sinh không cần nằm gối khi ngủ. Nếu bạn còn thắc mắc thì hãy xem lý do người lớn chúng ta cần dùng gối khi ngủ. Cột sống của người lớn cong tự nhiên, điểm đầu của cột sống gọi là đốt sống cổ. Khi chúng ta ngủ, để đảm bảo cột sống hình thành được đường cong tự nhiên này, chúng ta cần phải kê 1 chiếc gối ở dưới đầu.

 

 

Tuy nhiên, cột sống của trẻ em lại hoàn toàn khác với người lớn. Cột sống của trẻ em không cong tự nhiên như người lớn. Từ sơ sinh cho đến 4 tuổi, cột sống của trẻ hoàn toàn thẳng. Đến sau 4 tuổi, cột sống của trẻ chỉ cong 1 chút. Vì vậy khi ngủ, trẻ không cần kê gối dưới đầu. Đây là tư thế ngủ tự nhiên và thoải mái nhất của trẻ. Một lý do khác khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nằm ngủ đó là trọng lượng đầu trẻ so với toàn thân là khá lớn- chiếm khoảng 1/4 trọng lượng cơ thể. Vì vậy, với tỷ lệ này, chiếc lưng đã chính là cái gối tự nhiên của bé rồi.  

Vì vậy, khi bạn không kê gối cho trẻ khi ngủ, trẻ vẫn có thể ngủ ngon lành. Và trong nhiều trường hợp khi cho trẻ nằm gối, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu,  khó ngủ vì chiếc gối quá cao.

Vậy khi nào bé cần nằm gối khi ngủ?

Các chuyên gia Hoa Kỳ kết luận rằng trẻ cần nằm gối sau 2 tuổi. Thường là trẻ em chỉ cần nằm gối rất thấp. Cho trẻ nằm gối sớm không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống của bé mà còn có nguy cơ gây ngạt thở khi ngủ.

Nhiều mẹ nghĩ rằng người lớn sẽ có một giấc ngủ ngon nếu được kê đầu trên một chiếc gối mềm thì đương nhiên trẻ em cũng như vậy. Trên thực tế, trẻ sơ sinh không cần đến gối và họ vẫn có một giấc ngon hơn mẹ tưởng. Theo các bác sĩ chuyên gia, các mẹ không nên cho trẻ dưới 2 tuổi dùng gối vì một vài lý do sau đây:

 

 



Dễ bị đột tử

SIDS là hội chứng đột tử ở trẻ em mà đa số những trường hợp xảy ra là với trẻ dưới 1 tuổi. Điều kỳ lạ là trước cái chết, bé sơ sinh hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất kỳ một triệu chứng nào lạ về sức khỏe. Tai nạn khiến bé bị tử vong trong khi ngủ vẫn được coi là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đột tử ở trẻ từ một tháng đến một năm tuổi.

Trẻ sơ sinh khi ngủ rất hay cựa mình và các bé không thể kiểm soát được mọi vật xung quanh. Do đó, khi cho bé nằm gối quá mềm, quá cao cũng là nguyên nhân khiến trẻ gạt thở. Nếu bố mẹ không thường xuyên để mắt đến bé sẽ dẫn đến tình trạng đáng tiếc. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ chi nên cho bé gối trên một chiếc khăn mỏng và hạn chế có quá nhiều đồ vật xung quanh nôi của bé.

Ảnh hưởng đến hệ xương

Theo các chuyên gia, trẻ dưới 2 tuổi, xương đầu của trẻ vẫn còn rất mềm nên rất dễ bị biến dạng như bị chứng bẹp đầu, xương đầu bị méo khi bé nằm gối ngủ quá lâu với một tư thế nhất định. Vì xương sống của trẻ lúc mới sinh là đường thẳng, tức là đầu và lưng phải thẳng với nhau nên khi gối đầu, cổ sẽ bị quẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng, ảnh hưởng đến sự phát triển xương sống của trẻ và nguy cơ dị tật xương sống ở trẻ là rất cao.

Nguy hiểm hơn, ở giai đoạn này xương cổ và sụn còn rất mềm vì thế bé không có khả năng tự nhấc cổ, do đó khi gối đầu bé không hợp lý, cổ bé sẽ bị gập lại và vùng hầu họng sẽ bị chẹn khiến cho bé dễ bị sặc, dẫn đến ngạt thở.

Theo phunutoday

Có thể bạn quan tâm

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.