Đưa các anh về đất mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sâu bên trong những cánh rừng Nhôm Ma Lạt, Ma Ha Xay, Nam Ba Hang... của nước bạn Lào, Đội 589 (Bộ Chỉ huy quân sự Quảng Bình) nhận lệnh làm nhiệm vụ đặc biệt, cất bốc hài cốt liệt sĩ vào các mùa khô. 25 năm, các chiến sĩ Đội 589 đã được những anh em bộ tộc của nước bạn hỗ trợ tìm kiếm được hơn 2.000 hài cốt liệt sĩ, đưa các anh trở về quê hương. 
Trong hang Phà Nang và Khẳm Cặng 
Anh em các bộ tộc của Lào gọi liệt sĩ với cái tên trìu mến - Xịa xa lạ. Còn với bộ đội Việt Nam, họ kêu tên thân mật là Tà hán. Cứ đến mùa khô, Đội 589 lại lên đường theo các nguồn tin của nước bạn Lào để cất bốc hài cốt liệt sĩ trở về quê hương.
Mùa khô năm 2009, anh em các bộ tộc Lào thông tin, ở hang Phà Nang (bản Noọng Tính, huyện Ma Ha Xay, Khăm Muộn) có rất nhiều bộ đội Việt Nam từng hy sinh. Đoàn tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bắt đầu hành quân dưới những vòm rừng xanh thăm thẳm. Thượng tá Nguyễn Văn Chính, đội trưởng dẫn đoàn luôn nung nấu suy nghĩ cách nào để cất bốc trọn vẹn, đủ đầy những đồng đội đã hy sinh. 
Con đường đi bộ lên hang Phà Nang trắc trở, cửa vào hang bị đá lớn bít kín, chỉ còn những lối nhỏ đủ lách người đi.
Thượng tá Chính kể: “Bên trong đá rơi vãi ngổn hang, lòng hang nhiều nơi bị sập, mặt đất bị đá nặng hàng tấn đến hàng trăm tấn đè lên, phía trong còn vương vãi những trái đạn chưa nổ. Đội phải triển khai rà phá bom mìn để lấy hết các vật liệu nổ ra ngoài, nhằm bảo đảm an toàn. Dân bản Noọng Tính ước đoán có vài chục Xịa xa lạ ở bên trong. Nhưng qua nhiều ngày của mùa khô và lúc kết thúc đợt cất bốc, rà soát hết mọi ngõ ngách, sổ sách thống kê có đến 187 hài cốt liệt sĩ. Từng đồng đội được phủ cờ Tổ quốc, một màu đỏ nhuộm cả góc rừng. Người dân bản ra khói hương, họ khóc mừng vì đã tìm thấy toàn bộ Xịa xa lạ mấy mươi năm ở lại trong hang, nay được về với đất mẹ quê nhà”.
 Sau 5 năm kết thân, đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đã được người bản Mẹo giúp đỡ
Sau 5 năm kết thân, đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đã được người bản Mẹo giúp đỡ
Thượng tá Trần Quang Lộc - người từng công tác ở Đội 589, kể: “Năm 2000, được người dân Khăm Muộn thông báo trong hang Khẳm Cặng có nhiều hài cốt liệt sĩ Việt Nam.
Tôi trằn trọc suy nghĩ làm sao đưa được các anh về”. Đấy là vùng đất hẻo lánh, sâu trong bản Phà Nang, huyện Ma Ha Xay. Tin nhận từ mấy năm trước, nhưng phải đến năm 2004, mùa khô về, ông Lộc mới cùng Đội 589 trở lại Lào để thực hiện ước mong.
Những người cao niên trong vùng nói, hang đá này bị bắn phá khủng khiếp. Nhiều bộ đội Việt Nam hy sinh bên trong. Cuộc tìm kiếm được bắt đầu. Đào hàm ếch để tránh đá sập, từng người lách bên dưới những tảng đá khổng lồ.
Lần lượt phát hiện các Xịa xa lạ phía bên dưới lớp đất tơi xốp. Đội 589 cất bốc được 185 bộ hài cốt liệt sĩ trong hang. Ngày nay, bên trong hai hang động Phà Nang và Khẳm Cặng, Chính phủ Lào thể hiện lòng tri ân bằng cách xây bia tưởng niệm hàng trăm Xịa xa lạ để thể hiện tình thủy chung, keo sơn gắn bó muôn đời.
Nằm cáng chỉ nơi Xịa xa lạ
Để có một Xịa xa lạ về với quê hương Việt Nam, không chỉ có sự nỗ lực tận tâm của Đội 589, mà còn sự giúp đỡ vô tư, trong sáng của anh em các bộ tộc Lào.
Ở bản Tạc Đẹc (huyện Nhom Ba Lat, tỉnh Khăm Muộn), người dân kể có một cụ già chỉ còn nằm một chỗ, nhưng biết nơi chôn một liệt sĩ. Trước khi nhắm mắt, cụ muốn thực hiện di nguyện cuối đời, làm sao Xịa xa lạ đó về được cố hương của mình. Ấy là cụ Khăm Bun.
Khi người của Đội 589 đến, cụ hiểu ý và bảo: “Đi không được thì con cháu khiêng”. Trai tráng của bản, rồi người của Đội 589 thay phiên nhau cáng võng, khiêng cụ đi hơn 40 cây số đường rừng.
Cụ Khăm Bun bảo mọi người tìm trong khu vực gần suối có một cái cây Cà Đeng, bởi chính ông tự tay chôn cất Xịa xa lạ này. Mọi người tìm ra cây Cà Đeng, đào bới theo chỉ dẫn của cụ, thấy một bộ hài cốt bọc trong áo nilon xưa. Tìm được hài cốt, cụ mừng, ít thời gian sau, cụ ra đi thanh thản. 
Không chỉ cụ Khăm Bun, Đội 589 đã gặp cả trăm trường hợp người già không còn sức đi, nhưng khi biết Tà hán Việt Nam muốn tìm Xịa xa lạ về quê hương, họ lập tức yêu cầu được cáng đi chỉ đường.
Thượng tá Nguyễn Văn Chính kể: “Một bộ hài cốt được đưa về quê hương trong sự nâng niu, giúp đỡ của anh em nước bạn Lào là một tình cảm bao la, thiêng liêng. Mỗi người chìa ra một cánh tay, mỗi người góp vào một tấm lòng mà Đội 589 hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng. Đến như những người già không đi lại được, nằm võng cáng đi mà cũng quyết tâm đến cùng, đủ thấy sự sắt son thủy chung biết nhường nào”. 
Lấy lòng người Mẹo
Những chuyến đi tìm hài cốt liệt sĩ bên nước bạn Lào thường phải vào sâu trong rừng. Có những bản làng ít tiếp cận với bên ngoài, mọi người rất nhút nhát.
Một lần ở cộng đồng người Mẹo, Đội 589 nắm được thông tin bà con bản Nôn Khăm (huyện Kăm Cợt, tỉnh Bô Ly Khăm Xay) biết 12 ngôi mộ liệt sĩ tận trong núi rậm. Đoàn tiếp cận dân, nhưng người Mẹo ngại tiếp xúc, họ không tiết lộ và từ chối dẫn đoàn vào núi rừng Khăm Muộn tìm liệt sĩ. 
Năm năm trời, mỗi lần sang Lào, Đội 589 đều đến Nôn Khăm phát thuốc, lao động sản xuất, giúp đỡ dân bản đúng như những gì phong tục cổ xưa họ còn gìn giữ. Người nào bệnh tật, thầy mo cúng không lành, quân y của đội phát thuốc ân cần.
Ban đêm, mỗi người góp một tay, chiếu phim cho bà con xem. Năm năm trời thật lòng thật dạ như thế, người Mẹo cảm động. Bữa cuối cùng, đội sắp xếp hành lý di chuyển theo lệnh mới, những già làng, trưởng bản ra mời rượu, thắt chỉ cổ tay để kết thân mật.
Rồi họ bất ngờ xin coi Tà hán là người của dân bản, tuyên bố hôm sau bọn thanh niên cùng trưởng bản dẫn bộ đội tìm 12 mộ Xịa xa lạ. Và họ đã giữ lời, dẫn Đội 589 đến đúng địa điểm, cách bản của họ hơn 40km. 12 liệt sĩ được trở về với sự kỳ công của 5 năm.
Một lần khác, toàn đơn vị đang chọn vị trí nghỉ ngơi, Trưởng bản Bun Khăm xuất hiện. Ông nắm tay đội trưởng Chính: “Tà hán Việt Nam làm ơn cứu giúp không thì con bé Y Lả chết mất!”.
Nhận lệnh, quân y Ngô Hùng Tú xách túi thuốc và dụng cụ y tế lao nhanh theo hướng chân Trưởng bản Bun Khăm. Nơi đó Y Lả đang trở dạ đã 7 ngày mà không sinh được.
Thầy cúng nói không thể cứu, đám thanh niên đã phải đóng hòm. Đội trưởng Chính yêu cầu cứu cả mẹ và con. Quân y Ngô Hùng Tú thao tác dao mổ trong bao lo lắng, căng thẳng. Cuối cùng mẹ tròn con vuông. Cả bản vỡ òa niềm vui. Dân bản mở bếp mời cơm đến khuya và kể về 10 ngôi mộ gần bản.
Hôm sau, thanh niên cùng anh em đi tìm Xịa xa lạ. Một tuần liền, từ ký ức của những người già, họ đã phát hiện được 10 liệt sĩ trong niềm kính trọng và tri ân. 
Ngày về, các Xịa xa lạ được thỉnh kinh siêu thoát từ những ngôi chùa của anh em các dân tộc Lào. Từng đóa hoa rừng bứt vội được rải lên màu cờ đỏ sao vàng. Hai bên đường, con trai, con gái vẫy tay, người mẹ Lào hát dân ca tiễn đưa: “Ơi Xịa xa lạ, ơi Tà hán Việt Nam/Nghĩa như núi Thẳm Thơn, chung thủy như sông Nậm Thặn/Các con về dân bản mãi nhớ ơn...”
Hơn 28 năm thực hiện nhiệm vụ, Đội 589 đã quy tập tổng cộng 2.086 mộ liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại các chiến trường Lào (trong đó có 98 mộ xác định đầy đủ họ tên, quê quán) đưa về an táng tại nghĩa trang trong nước. Với những kết quả, thành tích đạt được, Đội 589 vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba cùng nhiều bằng khen, giấy khen khác.
Minh Phong (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.