Du lịch xuyên Đông Dương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không chỉ đến năm 1999, khi Thủ tướng Chính phủ ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam ký kết hợp tác phát triển khu vực Tam giác gồm 10 tỉnh của ba nước mà ngay từ những năm trước đó khá nhiều doanh nghiệp trong khu vực đã tiến hành các bước quan trọng về đầu tư sản xuất-kinh doanh trong khu vực này, kể cả các doanh nghiệp của một số tỉnh thành ngoài khu vực Tam giác như: Bình Định, Khánh Hòa, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng…
Tuy nhiên phần lớn các dự án chỉ mới đầu tư về nông nghiệp, khoáng sản, thủy điện, thương mại… còn du lịch vẫn là một lĩnh vực bỏ ngỏ mặc dù trong khu vực có rất nhiều tiềm năng để khai thác.
Ảnh: Thanh Phong
Công viên Ubon, Thái Lan
Du lịch xuyên ba nước Đông Dương là một hành trình đang thu hút nhiều du khách tham gia bởi dọc theo các tuyến đường đều có nhiều danh thắng nổi tiếng. Nếu buổi sáng khởi hành từ Kon Tum (Việt Nam), qua Cửa khẩu Bờ Y sang các tỉnh của Lào như Attapeu, Sê Kông, Champasak, chỉ chưa hết buổi chiều chúng ta đã có mặt tại Pak Sé. Đây là thành phố có hơn 300.000 dân và có sân bay quốc tế nối với nhiều thành phố khác trên thế giới. Đường từ Attapeu đi Pak Sé khá tốt, xe ô tô có thể chạy với vận tốc trên 100 km/giờ, phong cảnh hai bên đường rất đẹp, đặc biệt khi đi trên cao nguyên Boloven thời tiết mát mẻ, cây cỏ xanh tươi. Hai bên đường những giàn su su nối nhau xanh mướt, những vườn cà phê xanh sậm mặc dù chúng có tuổi đời hơn 50 năm, từ thời Pháp thuộc.
Pak Sé-thủ phủ của Nam Lào nằm dựa lưng bên dòng Mê Kông có khá đông cộng đồng người Việt sinh sống từ những năm 40 thế kỷ trước. Đã qua hai-ba thế hệ nhưng người Việt ở Pak Sé vẫn nói thành thạo tiếng mẹ đẻ. Tại đây du khách có thể tìm hiểu khám phá đời sống của cư dân qua đường nét kiến trúc nhiều tầng, nhiều mái của phố và đền, chùa. Điểm nhấn của thành phố là Cung điện 1.000 phòng của vua Lào ngày xưa giờ là Khách sạn Nhà vua luôn kín phòng và là điểm tham quan hấp dẫn. Trong buổi chiều du khách cũng có thể viếng chùa và dạo trên đại lộ chạy dọc theo sông hoặc vào mua sắm ở chợ Đao Rương.
Từ Pak Sé, Champasak xuôi về phía Nam khoảng 50 km là đến đền Wat Phou-di sản văn hóa thế giới được tổ chức UNESCO công nhận trong năm 2001. Nơi đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc kỳ vỹ do con người tạo nên vào thế kỷ thứ IX mang đậm dấu ấn tín ngưỡng Ấn độ giáo và Phật giáo. Sau đó đi tiếp một chặng hơn 100 km nữa là đến thác Khon Phapeng, thác nước lớn nhất Đông Dương, chặn ngang dòng Mê Kông.
Ảnh: Thanh Phong
Chùa Mukdahan, Thái Lan.          Ảnh: Thanh Phong
Rồi tiếp tục xuôi về phía Nam qua Stung Treng (Campuchia), vòng sang thành phố Siem Reap, nơi có kỳ quan thế giới Angkor. Quần thể Angkor bao gồm Angkor Thom, Angkor Wat cùng nhiều đền tháp khác trong phạm vi khoảng 250 km vuông luôn thu hút du khách đến từ mọi miền đất nước.
Buổi chiều lên đồi Ba Khen ngắm cảnh hoàng hôn. Cũng tại đây du khách có thể đi thuyền thưởng ngoạn cảnh hồ Tonle Sap- khu dự trữ sinh quyển thế giới. Từ Siem Reap đi tiếp 250 km là đến thủ đô Phnom Pênh của Vương quốc Campuchia. Du khách sẽ vào tham quan Hoàng cung, Chùa Vàng, quảng trường bốn mặt cùng nhiều danh thắng khác… Hôm sau xuôi về Việt Nam qua Cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh.
Nếu làm một cuộc hành trình khác bắt đầu từ di sản cố đô Huế hoặc Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam, chúng ta có thể sang Lào bằng đường 9 và đến Savanakhet vào buổi chiều cùng ngày. Hôm sau tiếp tục sang Mukdahan, Ubon (Thái Lan) vòng xuống phía Nam rồi qua Cửa khẩu Poipet ngoặc vào Siem Reap, tiếp tục khám phá Angkor.
Còn nếu khởi hành từ Gia Lai, chúng ta có thể sang Campuchia từ Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, đến Rattanakiri rồi lên Stungtreng, hôm sau sang Lào qua Cửa khẩu Veunkham, ngược ra phía Bắc cuối buổi chiều chúng ta đã có thể thăm các thắng cảnh ở thủ đô Viêng Chăn như đền That Luong, vườn Phật, Khải Hoàn môn rồi lại tiếp tục ngược lên thăm cố đô Luang Prabang vòng về Việt Nam qua Lai Châu.
Các tuyến du lịch nêu trên đi và về không quá năm ngày và giá cả không cao, chi phí chỉ khoảng trên dưới 6 triệu đồng/người nhưng có thể đi xuyên Đông dương, tham quan nhiều danh thắng nổi tiếng của ba nước. Hiện nay rất nhiều hãng, công ty du lịch của Việt Nam đã và đang mở tour theo hành trình này, thu hút nhiều du khách tham gia. Nhiều người còn tự tổ chức tour bởi hầu như đi đến đâu cũng có thể giao tiếp bằng tiếng Việt nên rất thuận lợi.
Con đường từ Gia Lai sang Campuchia (Rattanakiri) đã nâng cấp xong, không lâu nữa chỉ trong một ngày chúng ta có thể từ thành phố Pleiku sang Siem Reap. Đặc biệt gần đây một số công ty du lịch của Thái Lan, Việt Nam đã tổ chức thành công các đoàn caravan xuyên Đông dương và về Việt Nam theo Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, Quảng Trị và Lệ Thanh của Gia Lai, các thành viên đều tỏ ra thích thú cho biết thời gian tới sẽ quan tâm quảng bá loại hình du lịch này…
Tết này, biết đâu bạn lại thích làm một cuộc hành trình, sáng uống cà phê ở Pleiku, chiều ăn cá nướng kiểu Lào bên sông Mê Kông và hôm sau đã leo lên các bậc đá tham quan đền Angkor…
Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm