Đồng tình bổ sung quy định kỷ luật với cán bộ,công chức đã nghỉ hưu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu là một trong những quy định mới đáng chú ý của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, được đưa ra xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 17/4.
Trình bày Tờ trình tóm tắt Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết Dự Luật gồm 3 điều, tập trung vào 3 nhóm vấn đề là thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng đã được ghi rõ trong Nghị quyết; sửa đổi, bổ sung các điều để định hướng, phát triển trong thời gian tới theo chủ trương, đường lối của Đảng; sửa đổi các nội dung vướng mắc trong quá trình thực hiện.
 
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh: Quochoi.vn
3 vấn đề được đưa ra xin ý kiến UBTV Quốc hội lần này gồm: Đối tượng là công chức; thực hiện chế độ hợp đồng xác định thời hạn đối với viên chức tuyển dụng mới; kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Trong đó, về kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, qua tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, địa phương và các tầng lớp Nhân dân đều nhất trí với việc bổ sung quy định về xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc về tính pháp lý vì đối tượng này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật; hệ quả pháp lý của việc xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm thì những văn bản, quyết định của những người này ký còn hiệu lực hay không?
Dự Luật đã bổ sung vào Điều 84 quy định, cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật: Khiển trách; cảnh cáo; xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Quy định như vậy là phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật, đúng với tính chất của đối tượng cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu là “đối tượng khác” so với cán bộ, công chức. Do đây là hình thức xử lý kỷ luật mới, đối tượng áp dụng tương đối rộng nên thực tế có thể phát sinh một số vấn đề pháp lý khác nhau đối với các đối tượng khác nhau. Vì vậy, những nội dung này Chính phủ báo cáo UBTV Quốc hội cho phép quy định chi tiết ở Nghị định.
 
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh:Quochoi.vn
Thẩm tra Dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết phải bổ sung trong Dự Luật quy định về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác nhằm thể chế hóa yêu cầu trong Nghị quyết T.Ư, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
Tuy nhiên, để thể hiện rõ hơn vấn đề này trong dự thảo Luật, Ủy ban Pháp luật đề nghị tách nội dung này (hiện đang được Chính phủ đề nghị bổ sung vào Điều 84) thành điều riêng quy định theo hướng: Cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình trong thời gian công tác; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật và quy định về một số hình thức xử lý kỷ luật cụ thể trong Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Tương ứng với từng đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm cần quy định hình thức kỷ luật phù hợp bảo đảm hệ quả pháp lý gắn trực tiếp với quyền lợi cụ thể mà cán bộ, công chức, viên chức đó được hưởng trong thời gian công tác hoặc nghỉ hưu. Đồng thời, cần quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật để bảo đảm tính khả thi và thống nhất trong quá trình thực hiện.
Các Ủy viên UBTV Quốc hội cũng cơ bản đồng tình với quy định naùy. Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị cần quy định cụ thể ngay trong luật về cách chức, giáng chức.
Một số ý kiến đề nghị, nên làm rõ chỉ xóa chức danh của người đã nghỉ hưu, nghỉ việc khi bị xử lý, nhưng tư cách pháp lý của chức danh đó trong tổ chức phải được giữ, tránh rối trong tổ chức, nhất là khi người đó đang đương chức đã đại diện tổ chức ký các văn bản, nếu không bị pháp luật bác bỏ thì vẫn có hiệu lực.
Một điểm đáng chú ý nữa, Dự Luật cũng đã sửa đổi, bổ sung quy định chính sách đối với người có tài năng. Theo đó, giao Chính phủ quy định khung cơ chế, chính sách thu hút và chế độ đãi ngộ đối với người có tài năng. Trên cơ sở quy định khung của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quy định cụ thể phù hợp với ngành, lĩnh vực, địa phương mình.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhận định, luật hiện hành đã có quy định về chính sách đối với người có tài năng và thực tiễn thời gian qua một số nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề này đã phát huy những hiệu quả nhất định. Bên cạnh đó, lĩnh vực, ngành nghề cần thu hút người có tài năng rất rộng, mỗi lĩnh vực có những đặc thù riêng nên việc quy định cụ thể hết các nội dung trong Luật là không khả thi. Do đó, tán thành đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết về khung cơ chế, chính sách đối với người có tài năng.
Vũ Minh (KTĐT)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).