Do hạn hán kéo dài, số người ở các nước Đông Phi cần viện trợ lương thực khẩn cấp hiện tăng từ 2 triệu lên gần 8,4 triệu, theo Liên Hiệp quốc (LHQ).
Trong một thông báo ra ngày 30-3, Văn phòng điều phối các hoạt động nhân đạo LHQ (OCHA) cho biết từ cuối năm 2010, lượng mưa ít ỏi ở Đông Phi đã dẫn đến mùa màng thất bát, mực nước các sông cạn kiệt, đồng cỏ khô cằn… kéo theo gia súc chết hàng loạt ở Djibouti, Ethiopia, Kenya, Somalia và Uganda.
Nhiều dịch bệnh ở động vật liên quan đến hạn hán cũng bùng phát, khiến hơn 5.000 gia súc chết ở Marsabit, Kenya; tình trạng này đã kéo dài từ tháng 1-2011 đến nay, theo Tân Hoa xã.
Để chống chọi với hạn hán, hơn 10.000 người chăn thả ở Somalia đã tràn qua biên giới Kenya, trong khi khoảng 10.000 người chăn thả từ Kenya cùng đàn gia súc hơn 30.000 con lại chạy sang Uganda, gây ra xáo trộn và xung đột do mâu thuẫn lợi ích với người dân địa phương.
Tình trạng thiếu nước cũng ảnh hưởng tới ngành giáo dục, khi ngày càng có nhiều giáo viên và học sinh di cư để tìm nước và đồng cỏ. Tại Somalia, tính đến nay đã có hơn 400 trường học phải đóng cửa với gần 55.000 học sinh bị ảnh hưởng. Tại Ethiopia, khoảng 58.000 học sinh đã bỏ học…
Bà Valerie Amos - điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của LHQ, kêu gọi cộng đồng quốc tế cần tiếp tục quan tâm tới tình hình đang diễn ra tại Đông Phi.
“Cần cho mọi người hiểu rằng tác động của con người có liên quan tới cuộc khủng hoảng này. Đằng sau từng con số thống kê đều có bóng dáng con người”, bà nhấn mạnh, ám chỉ những hoạt động của con người đã góp phần gây ra những biến đổi của khí hậu và thời tiết.
Trong một thông báo ra ngày 30-3, Văn phòng điều phối các hoạt động nhân đạo LHQ (OCHA) cho biết từ cuối năm 2010, lượng mưa ít ỏi ở Đông Phi đã dẫn đến mùa màng thất bát, mực nước các sông cạn kiệt, đồng cỏ khô cằn… kéo theo gia súc chết hàng loạt ở Djibouti, Ethiopia, Kenya, Somalia và Uganda.
Nhiều dịch bệnh ở động vật liên quan đến hạn hán cũng bùng phát, khiến hơn 5.000 gia súc chết ở Marsabit, Kenya; tình trạng này đã kéo dài từ tháng 1-2011 đến nay, theo Tân Hoa xã.
Người dân ở Somalia đang chật vật với hạn hán |
Tình trạng thiếu nước cũng ảnh hưởng tới ngành giáo dục, khi ngày càng có nhiều giáo viên và học sinh di cư để tìm nước và đồng cỏ. Tại Somalia, tính đến nay đã có hơn 400 trường học phải đóng cửa với gần 55.000 học sinh bị ảnh hưởng. Tại Ethiopia, khoảng 58.000 học sinh đã bỏ học…
Bà Valerie Amos - điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của LHQ, kêu gọi cộng đồng quốc tế cần tiếp tục quan tâm tới tình hình đang diễn ra tại Đông Phi.
“Cần cho mọi người hiểu rằng tác động của con người có liên quan tới cuộc khủng hoảng này. Đằng sau từng con số thống kê đều có bóng dáng con người”, bà nhấn mạnh, ám chỉ những hoạt động của con người đã góp phần gây ra những biến đổi của khí hậu và thời tiết.
Theo Tuoitre