Do thủy điện xả lũ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Liên tiếp những cơn lũ lớn xuất hiện làm thiệt hại hàng chục tỷ đồng ở tỉnh Gia Lai. Chính quyền địa phương chưa có kết luận chính xác về nguồn cơn của việc xảy ra lũ lớn, còn người dân thì vẫn cho rằng lỗi là ở việc xả lũ của các thủy điện. Vậy đâu là nguyên nhân và những thiệt hại, mất mát của người dân ai sẽ đền bù?

 Xe xúc, xe ben hoạt động ngày đêm để vận chuyển khối lượng cát, đá từ trong Nhà máy Thủy điện An Khê. Ảnh: Thái trần
Xe xúc, xe ben hoạt động ngày đêm để vận chuyển khối lượng cát, đá từ trong Nhà máy Thủy điện An Khê. Ảnh: Thái trần

Thị xã An Khê-hạ nguồn của công trình thủy điện An Khê-Ka Nak những ngày giữa tháng 11 phải liên tiếp gồng mình chống chọi với những cơn lũ lớn. Nhiều hộ gia đình trở nên trắng tay sau lũ. Những đồng vốn chắt chiu bao năm cùng với việc vay mượn ngân hàng vừa đổ vào xây dựng lại trang trại chăn nuôi bỗng chốc bị cơn lũ dữ cuốn trôi sạch sẽ. Lũ lên nhanh đến nỗi người dân không kịp trở tay, nhiều hộ gia đình đành bất lực nhìn tài sản mình trôi trong dòng lũ dữ.

Đứng trước căn nhà cấp bốn trống hoác bởi mọi thứ tài sản trong nhà vừa bị cơn lũ ngày 14 và 15-11 cuốn trôi, anh Dương Chế (phường Ngô Mây, thị xã An Khê) thẫn thờ: “Trôi hết rồi, trắng tay rồi các anh ạ. Bao nhiêu vật dụng trong nhà trôi hết rồi, khu chuồng nuôi heo cũng bị lũ cuốn sập hết. Về ở khu vực này đã bao nhiêu năm nay, đây là lần đầu xảy ra lũ lớn và nhanh như thế này”.  

Rời ngôi nhà của anh Dương Chế, chúng tôi đến với gia đình bà Trần Thị Liên (thôn Thượng An 3, xã Song An, thị xã An Khê). Ngôi nhà đóng cửa im ỉm, xung quanh cây cối, tường rào đổ sập tan hoang vẫn chưa thể tu sửa lại bởi lấy đâu ra tiền. Anh Võ Văn Vinh (con trai của bà Liên) cho biết: Đầu năm nay, gia đình vay ngân hàng 360 triệu đồng để đầu tư xây dựng khu nuôi heo kết hợp với nuôi gà và vịt. Thế nhưng, sau hai cơn lũ (ngày 7-11 và ngày 14, 15-11) mọi thứ giờ chỉ còn là một đống đổ nát. Đàn heo, gà, vịt đang đến kỳ xuất chuồng bỗng chốc bị cơn lũ cuốn phăng. Hơn 300 triệu đồng của gia đình đã trôi đi hết, giờ không còn gì.

 

Ảnh: Phương Linh
Ảnh: Phương Linh

Theo nhiều người dân sống lâu năm ở đây thì đây là lần đầu tiên xuất hiện cảnh tượng lũ kinh hoàng như thế này. Bà Vũ Xuân Kỳ (phường Ngô Mây, thị xã An Khê) đã sống ở đây hơn 40 năm cho biết: Đây là cơn lũ lớn nhất và lên nhanh nhất từ khi tôi về đây sống. Lũ lên nhanh khiến chúng tôi không kịp trở tay để vận chuyển đồ đạc, chỉ kịp ẵm cháu chạy lên cao thôi. Đây chắc chắn là do Nhà máy Thủy điện An Khê-Ka Nak xả lũ lớn chứ không thể với lượng mưa như dự báo thì mọi lần nước cũng không ngập cầu sông Ba cả một mét như vậy.

Khẳng định của người dân là có cơ sở khi thông tin về việc Nhà máy Thủy điện An Khê (nằm ở thôn Thuận Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) nằm trong cụm thủy điện An Khê-Ka Nak với công suất 160 MW bị lũ lớn tàn phá gây tê liệt hoàn toàn. Việc Nhà máy Thủy điện An Khê ngừng hoạt động đồng nghĩa với việc hàng triệu m3 nước đổ về sông Côn qua Nhà máy Thủy điện An Khê nay phải đổ về hướng sông Ba. Theo báo cáo của phía Nhà máy Thủy điện An Khê thì sau khi bị lũ tàn phá làm tê liệt, lưu lượng nước xả qua hồ chứa Ka Nak và An Khê là 2.800 m3/s.

Để khẳng định thêm ý kiến của người dân, chúng tôi đã tìm đến Nhà máy Thủy điện An Khê. Lúc chúng tôi đến, công trường ở Nhà máy Thủy điện An Khê tấp nập xe chở cát, đá từ trong nhà máy thủy điện chạy ra. 4, 5 chiếc máy múc lớn hoạt động hết công suất dưới lòng suối ngổn ngang cát đá. Dọc hai bên đường vào nhà máy là những bãi cát lớn được chở từ nhà máy ra. Các lái xe cho biết hiện nước vẫn đang ngập, cát vẫn còn phủ lấp toàn bộ khu tổ hợp Nhà máy Thủy điện An Khê.

Bà Đỗ Thị Huệ-người dân sống ngay cạnh đường gần vào Nhà máy Thủy điện An Khê cho chúng tôi biết: Đã 3, 4 ngày hôm nay nhà máy thủy điện phải thuê hàng trăm người xúc cát vào các bao tải lớn để vận chuyển ra ngoài. Các xe tải lớn ngày đêm chở cát ra đổ đầy đường đấy kìa.

Để nắm rõ tình hình trong nhà máy, chúng tôi đã cố gắng liên hệ với lãnh đạo phía Nhà máy, tuy nhiên mọi nỗ lực đều bị từ chối vì “lãnh đạo giờ đang bận chỉ đạo khắc phục sự cố”.

Được biết, đây không phải là lần đầu thủy điện An Khê-Ka Nak xả lũ gây thiệt hại. Và lần này, trước những thiệt hại nặng nề của người dân, chính quyền tỉnh Gia Lai cần phân định rõ trách nhiệm gây ra lũ do việc thủy điện xả lũ hay do thiên tai để có hướng đền bù những thiệt hại cho người dân, để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Thái trần

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).