Điều chỉnh giá xăng cũng là chung tay chống lạm phát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của người tiêu dùng, liên Bộ Tài chính- Công thương đã quyết định chưa điều chỉnh giá bán lẻ xăng, dầu trong nước tại thời điểm này.

Theo các chuyên gia kinh tế, xăng dầu là mặt hàng đặc biệt, việc điều hành quản lý giá cần phải linh hoạt, như vậy sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh kiềm chế lạm phát như hiện nay.

Theo liên Bộ Tài chính- Công thương, lý do chưa thể giảm giá xăng dầu hiện nay là: Mặc dù giá dầu thô trên thế giới đã giảm so với trước nhưng giá cơ sở đang cao hơn giá bán hiện hành khoảng 342 - 530 đồng/lít,kg. Bên cạnh đó, thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu hiện đang áp ở mức thấp (từ 0-5%).

Người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải mua xăng với giá 21.300đ/lít từ tháng 3/2011, trong khi giá xăng dầu thế giới đã giảm đáng kể.
Người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải mua xăng với giá 21.300đ/lít từ tháng 3-2011, trong khi giá xăng dầu thế giới đã giảm đáng kể.
Còn theo lý giải của doanh nghiệp đầu mối xăng dầu thì giá trung bình của xăng A92 từ ngày 1 đến 4- 8 vẫn ở mức 122,36 USD/thùng; cộng thêm tất cả khoản thuế và phí theo quy định, giá xăng A92 phải ở mức gần 22.000 đồng/lít.


Với giá bán như hiện nay, doanh nghiệp cho rằng đang lỗ 659 đồng/lít.

Tuy nhiên, theo ông Ngô Trí Long- nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Giá cả, Bộ Tài chính, cách tính giá cơ sở, cũng như việc kêu lỗ của doanh nghiệp đầu mối cần phải được kiểm chứng.

“Cơ quan quản lý chức năng có đưa ra yêu cầu các doanh nghiệp đưa ra tính giá cơ sở. Thứ nhất, tôi nghĩ số liệu đó đã đúng chưa? Thứ 2 là số liệu đưa ra như vậy đã hợp lý chưa? Doanh nghiệp kinh doanh là vì lợi nhuận, họ sẵn sàng đưa ra những thông tin có lợi cho họ, để có thể đảm bảo lợi nhuận tối đa của họ.”- ông Long nêu ý kiến.

Cũng cùng quan điểm phải minh bạch, công khai thông tin hơn nữa về giá xăng dầu, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Nên sớm tổ chức kiểm toán xăng dầu, qua đó sẽ hiểu rõ hơn về lỗ, lãi của doanh nghiệp cũng như hoạt động điều hành các cơ quan nhà nước...

“Tôi cho rằng nên công bố giá cơ sở và nên mời các chuyên gia độc lập phản biện, bởi vì các thông số đó trên thế giới đều công bố rõ ràng”- ông Doanh nói.

Đồng thời, Tiến Sỹ Lê Đăng Doanh cũng đề nghị nên sớm có quyết định kiểm toán  giá xăng dầu cũng như hoạt động về kinh doanh xăng dầu để trên cơ sở đó có thể chỉ rõ lý do tăng, giảm giá, đóng góp vào kiềm chế lạm phát và giảm bớt khó khăn trong đời sống của người dân.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, thực tế, đã có cơ hội giảm giá xăng dầu nếu chính sách điều hành linh hoạt hơn.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong- Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội Hà Nội, với các khoản thuế, phí hiện nay, nếu giảm 100 đồng/lít xăng khi thu thuế, phí và doanh nghiệp chia sẻ 100 đồng lợi nhuận trên mỗi lít xăng với người tiêu dùng thì đã có được 200 đồng/lít để góp vào yếu tố giảm giá bán.

Đặc biệt, các doanh nghiệp đầu mối có thể xem xét giảm bớt khoản chiết khấu cho đại lý từ 700-800 đồng/lít xăng để chia sẻ với người tiêu dùng.

Theo ông Phong, điều hành giá xăng dầu cần đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, quan trọng là góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát./.

Ông Phong nêu ý kiến cho rằng, hiện nay trong giá bán xăng dầu, lãi của doanh nghiệp khá nhiều, phần trích một phần ngân sách cũng rất lớn. Mặc dù ngân sách đang cần tăng thu để giảm thiếu hụt ngân sách, tuy nhiên trong yêu cầu về đảm bảo nguyên tắc thị trường của giá xăng dầu cũng như hài hòa lợi ích, nên xem xét, điều chỉnh để giảm giá để tạo động thái tích cực cho việc giảm giá các mặt hàng khác trong bối cảnh tất cả cùng chung tay chống lạm phát hiện nay.
Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.