Đi tìm màu tím hoa sim - Kỳ 8: Đồi sim vẫn tím chiều hoang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thơ Hữu Loan đến nay được đăng không nhiều, nhưng chỉ vài tuyệt phẩm tình yêu như Màu tím hoa sim, Hoa lúa đã đưa ông lên hàng tượng đài thi ca bất tử.
Bao năm qua và rất nhiều năm nữa, nhân gian vẫn thổn thức với:
Bao năm qua và rất nhiều năm nữa, nhân gian vẫn thổn thức với:
"Tôi về không gặp nàng
Má ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương tàn lạnh vây quanh"...
Bên tượng Hữu Loan
Bảo tàng Văn học Việt Nam hôm chúng tôi đến đang đóng cửa tránh dịch, hai hôm sau mới mở cửa. Gian trưng bày nhà thơ Hữu Loan ở tầng năm, nằm cạnh nhà văn Kim Lân và Bùi Hiển; đối diện với nhà thơ Quang Dũng và Hoàng Cầm.
Bức tượng đồng bán thân Hữu Loan rất sống động do người con trai út Nguyễn Hữu Đán chuyển tặng.
Sự gợi nhớ không chỉ ở dòng chữ "Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt", mà còn ở bó hoa sim chen lẫn hoa lúa vắt trên vai mang hồn hai bài thơ Mầu tím hoa sim và Hoa lúa gắn liền hai cuộc tình mà cũng là đỉnh cao sự nghiệp thi ca của nhà thơ Hữu Loan...
Phần giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ ghi rõ ông là "hội viên sáng lập Hội Nhà văn VN năm 1957". Năm trang bản thảo bài thơ Mầu tím hoa sim thủ bút Hữu Loan viết trên giấy mỏng ố màu thời gian được ghi chú là tác phẩm đạt Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật lần thứ 3-2012.
Phía trên là bức ảnh đen trắng thi sĩ ngồi trên chiếu cói cùng các bạn văn. Hàng dưới bày các đồ dùng thường nhật của nhà thơ như quạt máy để bàn, radio, phích nước, bộ ấm chén và điếu cày.
Cảm động hơn cả là chiếc xe lăn gắn bên trên là chiếc ghế nhựa trắng cưa chân, một hiện vật làm gợi nhớ về hình ảnh nhà thơ những năm cuối đời...
Nhà thơ Lê Quang Sinh - phó giám đốc bảo tàng, kể khi nhận nhiệm vụ sưu tầm hiện vật của Hữu Loan, ông gọi về một nhà văn ở Thanh Hóa và thất vọng khi người này bảo "bản thảo mọi thứ bị đốt hết rồi còn đâu nữa".
May rằng sự thật ngược lại, ông được những người con tạo điều kiện hết mức, sưu tầm được nhiều thủ bút Hữu Loan. Đặc biệt là bản thảo tập thơ Hoa lúa do Hội VHNT Thanh Hóa đã hoàn thành biên tập nhưng chưa in vì dành tiền xây nhà tình nghĩa cho nhà thơ.
Hiện vật này được xem độc bản, rất nhiều thủ bút chỉnh sửa vô cùng quý giá. Cùng "hai ôtô hiện vật" chở về còn có thêm cây trúc trong vườn nhà thơ, hiện đang xanh tốt trong khuôn viên bảo tàng.
Nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam kiêm giám đốc bảo tàng, là người mê thơ Hữu Loan từ hồi còn đi học. Ông nhận xét Hữu Loan là một trong những nhà thơ thế hệ kháng Pháp tiêu biểu.
Nhưng khác với nhiều tác giả khác có thể chỉ một bài, Hữu Loan có nhiều bài trên các bút pháp khác nhau, thể hiện sự đa dạng của tâm hồn và cảm xúc...
Con trai út Nguyễn Hữu Đán lưu giữ nhiều bản thảo chưa công bố của Hữu Loan - Ảnh: THÁI LỘC
Con trai út Nguyễn Hữu Đán lưu giữ nhiều bản thảo chưa công bố của Hữu Loan - Ảnh: THÁI LỘC
Những bức ảnh xưa quý giá
KTS Nguyễn Hữu Đán hẹn gặp chúng tôi tại trụ sở Công ty CP Bảo tồn di sản văn hóa kiến trúc Việt mà ông làm giám đốc ở Hà Nội.
Ông dẫn chúng tôi lên tầng thượng, nơi dựng ngôi nhà gỗ phong cách xưa làm nhà truyền thống công ty. Trên bàn gỗ ở gian bên, bức tượng đồng kèm bài vị sơn thếp cùng một số kỷ vật của người cha Hữu Loan.
Câu chuyện kéo đến giữa khuya, ông dẫn chúng tôi lên tầng ba thắp hương cho bố mẹ trên bàn thờ gỗ sơn thếp rất đẹp ở nhà riêng. Trên chiếc tủ gỗ cũ kỹ được giới thiệu của bố và chuyển về từ Vân Hoàn, một bức tượng Hữu Loan, nhiều tranh, ảnh và bằng công nhận Giải thưởng Nhà nước...
Ông lục album gia đình, có rất nhiều bức ảnh xưa quý hiếm về nhà thơ. Đặc biệt là bức ảnh chân dung thời trai trẻ vô cùng hiếm hoi (mà về sau nhà thơ Hữu Thỉnh đề nghị chúng tôi chuyển lại cho Bảo tàng Văn học Việt Nam).
Tôi hỏi ngay chiếc bình hoa xưa, ông bảo kỷ vật đó quá đặc biệt, quá sâu nặng đối với bố. Ngày xưa đó chính là "chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh" được bố đặt trên bàn thờ mẹ Ninh ở Vân Hoàn.
Bố qua đời, sợ thất lạc vì nhà xưa không ai ở, ông đã thỉnh về Hà Nội. Và vì nó quá đặc biệt nên ông cất giữ kỹ lưỡng, cẩn thận qua nhiều lần chốt khóa. Bảo tàng Văn học Việt Nam rất muốn có hiện vật này nhưng ông phân vân bởi có ý định lập bảo tàng về bố tại gia đình...
Nhiều tác phẩm chưa đăng
Điều mong đợi nhất với chúng tôi là lúc giữa khuya ông Đán cẩn thận lấy ra các bản thảo bạc màu thời gian của bố. Thủ bút Mầu tím hoa sim (khóc vợ xấu số là Minh Đức Lê Đỗ Thị Ninh) nằm trong tập vở có in hình hai bé trai và gái vác xẻng lao động đề năm "49".
Đặc biệt, phần cuối bài thơ rất khác với bản lưu hành quen thuộc:
"... Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm...
Màu tím hoa sim tím tình tang lệ rớm
Trong tím màu hoa tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh sứt chỉ dù lâu
Ráng vàng ma
Và kèn rúc điệu quân hành vang vọng chập chờn
Theo bóng những binh đoàn biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh sứt chỉ dù lâu".
Có nhiều bài thơ nổi tiếng khác như Đèo Cả, Tục đèo Cả, Hoa lúa, Quách Xuân Kỳ, Thánh mẫu hài đồng thủ bút nhà thơ, nhiều chỗ sửa chữa, gạch xóa.
Đặc biệt, một tập khá dày dùng chỉ khâu gáy, mục lục trước bìa đề các tác phẩm: Khát vọng hiến dâng, Huyền thoại người trâu ngựa, Ác hoa và nấm độc, Bi khúc địa cầu, Một mảnh hồn quê, Trần trụi 87, Chuyện tôi về.
Một tập trường ca khác ghi trong tập vở kẻ ô li của học sinh đề "hoàn chỉnh" khoanh trong nét mực tròn, ghi các phần: "I: Giải khúc hoàng hôn, II: Cuộc tiễn đưa kỳ lạ, III: Chuyện đi về. Rồi trường ca Trần trụi 87 hành được quay ronéo dài, ông Đán cho biết do một người quen đánh giúp nên nhiều khả năng không phải độc bản mà có thể có một vài bản.
Qua các bản thảo mới biết Hữu Loan từng sáng tác rất nhiều câu đối, dịch nhiều thơ Pháp và thơ Đường. Đặc biệt hơn cả là nhiều trang viết nội dung đậm chất suy tưởng, tự sự về các học thuyết, triết học, tôn giáo, văn chương nghệ thuật và nhân tình thế thái...
Chúng tôi được cầm trên tay những bản thảo với nét bút bay bổng của thi sĩ tài hoa mà cảm xúc dâng trào. Người con trai tâm sự nhiều bài thơ trên được bố viết trong giai đoạn chu du Bắc - Nam cuối thập niên 1980. Nhiều bài trong đó viết các vấn đề thời sự, "chưa đăng và chưa đăng được"...
Gian trưng bày nhà thơ Hữu Loan tại Bảo tàng Văn học Việt Nam - Ảnh: THÁI LỘC
Gian trưng bày nhà thơ Hữu Loan tại Bảo tàng Văn học Việt Nam - Ảnh: THÁI LỘC
Xứng đáng được tôn vinh
"Nhắc đến thơ ca kháng Pháp không thể không nhắc Hữu Loan với những bài thơ đi sâu vào lòng người. Nhà thơ sử dụng những bút pháp cũng như đề tài rất khác nhau. Từ tính chất hoành tráng, chiến đấu quyết liệt, đầy hào khí như bài Đèo Cả đến những bài trữ tình đắm đuối như Màu tím hoa sim.
Lại có những bài phảng phất tình yêu rất trong sáng như Hoa lúa. Những bài đó đã in vào tâm trí nhiều thế hệ, rất xứng đáng được tôn vinh"
Nhà thơ HỮU THỈNH (chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam)
"Cuối đời, bố tôi thường xuyên bảo: Tau thấy mẹ tau về. Kiểu như bố tôi cảm nhận bà nội tôi về rủ ông đi. Thấy chúng tôi thắp nhang lên bàn thờ mẹ Ninh ("nàng thơ" Mầu tím hoa sim), ông cũng dặn: Bọn bây nhớ cúng giỗ bà cho to vào".
Kỳ cuối: Tình anh còn mãi ngàn sau
Theo THÁI LỘC - SƠN LÂM (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.