Đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp, nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gần 5.000 hộ sản xuất và 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện có quan hệ tín dụng được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với lãi suất từ 8% đến 9%/năm. Nhờ đó, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT-Chi nhánh huyện Đức Cơ (Ngân hàng Agribank Đức Cơ) đã trở thành điểm tựa tin cậy của khách hàng, giúp sẻ chia khó khăn với nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế khó khăn bởi tác động của khủng hoàng và suy thoái kinh tế.

Kinh doanh trong điều kiện khó khăn
 

Nhân viên Ngân hàng Agribank-Chi nhánh Đức Cơ đang hướng dẫn thủ tục cho khách hàng. Ảnh: Lê Hòa
Nhân viên Ngân hàng Agribank-Chi nhánh Đức Cơ đang hướng dẫn thủ tục cho khách hàng. Ảnh: Lê Hòa

Năm 2014 là năm khó khăn với nhiều ngành và ngành ngân hàng không ngoại lệ. Với Ngân hàng Agribank Đức Cơ, ngoài đối mặt với khó khăn chung bởi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, với đặc thù là một chi nhánh nhỏ đứng chân trên địa bàn huyện có mức tăng trưởng khá nhưng chưa ổn định bởi nhiều yếu tố, đơn vị còn phải đối mặt thêm những khó khăn mang tính chất đặc thù. Ông Nguyễn Bá Nhàn-Phó Giám đốc Ngân hàng Agribank-Chi nhánh Đức Cơ, cho biết: Công tác huy động vốn tại địa phương gặp không ít khó khăn do đặc thù địa bàn nông nghiệp, nông thôn và những bất ổn từ xa do điều kiện kinh tế thế giới đến những điều tiết vĩ mô từ Chính phủ. Mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh của địa phương vẫn chịu cảnh giá cả bấp bênh. Tại địa phương chưa có sự liên kết giữa sản xuất-chế biến-tiêu thụ, trong khi chi phí các loại vật tư, hàng hóa đầu vào tăng cao, kéo theo chi phí đầu tư và sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn cao (20,3%) đã phần nào ảnh hưởng đến công tác cho vay, thu nợ và hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi của người dân…

Bên cạnh khó khăn bởi chịu tác động của bối cảnh chung, sự gia tăng thêm nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn đã tạo nên sự cạnh tranh và phân chia thị phần nhất định. Ngoài Ngân hàng Agribank Đức Cơ, Ngân hàng Chính sách Xã hội, tại địa bàn huyện Đức Cơ hiện còn có 6 chi nhánh, phòng giao dịch thuộc 3 “ông lớn” trong hệ thống các ngân hàng thương mại: BIDV, Vietinbank và MHB.

 

Nhờ chính sách lãi suất ưu tiên cho vay sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân đã tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi đầu tư cho sản xuất. Ảnh: Lê Hòa
Nhờ chính sách lãi suất ưu tiên cho vay sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân đã tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi đầu tư cho sản xuất. Ảnh: Lê Hòa

Trước tình hình đó, được sự quan tâm chỉ đạo của ngân hàng cấp trên cùng với nỗ lực nắm bắt sâu sát địa bàn kinh doanh, hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2014 của Ngân hàng Agribank Đức Cơ đã đạt được hiệu quả nhất định với sự tăng trưởng ổn định, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao.

“Bạn của nhà nông”
    
Đứng trước hàng loạt khó khăn, bằng sự nỗ lực, quyết tâm và tinh thần đoàn kết với phương châm làm việc 10 chữ vàng-văn hóa Agribank “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”, Ngân hàng Agribank Đức Cơ đã phấn đấu đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng thông qua việc nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng cũng như phổ biến cho khách hàng khai thác và sử dụng các tính năng, dịch vụ mới của ngân hàng: chuyển tiền qua điện thoại di động, chi trả tiền điện, mua vé máy bay qua tài khoản ngân hàng… Ngoài ra, yếu tố thủ tục đơn giản, giao dịch nhanh chóng, thuận tiện cũng là yếu tố giúp thu hút khách hàng đến với Ngân hàng Agribank Đức Cơ.

 

Sản xuất nông nghiệp là nhóm đối tượng khách hàng chiến lược của Agribank. Ảnh: Lê Hòa
Sản xuất nông nghiệp là nhóm đối tượng khách hàng chiến lược của Agribank.
Ảnh: Lê Hòa

Kết quả kinh doanh trong năm 2014 của đơn vị trong năm 2014 đều đạt và vượt mức kế hoạch, chỉ tiêu được giao. Nguồn vốn huy động đạt 238,347 tỷ đồng. Nhờ chính sách quản lý chặt chẽ mức trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước đã tạo được thị trường vốn ổn định với quy luật cung-cầu nên cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch trong năm duy trì theo hướng ổn định, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ lệ rất cao (91%) trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phương. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng đạt 709,282 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng diễn ra ở 2 nhóm đối tượng khách hàng thuộc hai loại hình kinh tế là hộ gia đình, cá thể và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp là chủ yếu như cho vay phục vụ trồng, chăm sóc cây cà phê, cao su, điều…

Ông Nguyễn Bá Nhàn, cho biết: “Trong năm 2015, Ngân hàng Agribank Đức Cơ xác định tập trung khai thác nhóm khách hàng chính là đối tượng khách hàng thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn, cụ thể là các hộ nông dân và hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ với chính sách cạnh tranh về lãi suất. Lĩnh vực này có tầm quan trọng, mang tính chiến lược trong chính sách chăm sóc, phát triển khách hàng của Chi nhánh”.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.