Đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế, nợ đọng thuế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong những năm qua, công tác thu ngân sách của tỉnh ta luôn hoàn thành vượt  nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh. Tuy nhiên tình trạng thất thu thuế, tình hình nợ đọng thuế còn lớn và có xu hướng tăng cao hàng năm. Năm 2012, số nợ đọng thuế mà kiểm toán xác định đã tăng lên 694,263 tỷ đồng, đây là khoản nợ thuế rất lớn bằng 21% tổng thu ngân sách theo Nghị quyết của HĐND tỉnh năm 2014. Qua số liệu này chứng tỏ hiệu quả chống thất thu, nợ đọng thuế chưa cao, việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về thuế còn chậm, xử lý chưa nghiêm đã tạo ra  tiền lệ xấu, hiệu ứng lây lan không lành mạnh trong lĩnh vực thuế. Báo cáo kết luận và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và thông tri của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá: Công tác quản lý thuế, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế chưa hiệu quả, hiện tượng tiêu cực của một số ít cán bộ thuế đã tác động không nhỏ đến việc thất thu, chậm thu ngân sách nhà nước hàng năm.
 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Năm 2014 cũng là năm còn nhiều khó khăn và thực hiện các chính sách thuế mới, chính vì vậy, lần đầu tiên HĐND tỉnh quyết định giảm thu ngân sách nhà nước trên địa bàn so với số đã thu năm trước là 9%, (từ 3.600 tỷ đồng xuống 3.250 tỷ đồng) và lại tiếp tục giảm thu 380,7 tỷ đồng nữa do chính sách mới, không thu thuế giá trị gia tăng đối với  nông sản chưa qua chế biến ở khâu thương mại. Như vậy, tổng số hụt thu rất lớn so với năm 2013, do đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ, đầu tư phát triển, tăng trưởng của tỉnh ta, nếu không bù đắp được khoản hụt thu này. Vấn đề đáng lo ngại nữa là thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2014 giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2013. Riêng số thu do cơ quan thuế quản lý đạt 32,9% dự toán HĐND tỉnh giảm 19%, duy nhất khoản thu từ lệ phí trước bạ tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Một số lĩnh vực, doanh nghiệp trọng điểm có số thu lớn cũng giảm mạnh như: nguồn thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương 4 tháng đầu năm 2014 đạt 269,6 tỷ đồng giảm 24,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó số thu từ các doanh nghiệp cũng đã giảm mạnh từ năm 2013: Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai năm 2012 nộp 253,8 tỷ đồng năm 2013 nộp 52,3 tỷ đồng; Công ty Xây lắp An Phú Gia Lai năm 2012 nộp 42 tỷ đồng, năm 2013 nộp 28,7 tỷ đồng; Công ty cổ phần Quốc Cường nộp giảm 17 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước; Công ty cổ phần Khoáng sản Gia Lai nộp giảm 12,1 tỷ đồng…  

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan. Dư luận đặt vấn đề tại sao ngành Thuế lại để nhiều doanh nghiệp chiếm dụng tiền thuế lớn, chậm phát hiện để ngăn chặn kịp thời? Cụ thể như năm 2013 Chi nhánh Công ty Việt Tân chiếm dụng 7,25 tỷ đồng, Doanh nghiệp tư nhân Phương Hồng 6,88 tỷ đồng, Công ty TNHH một thành viên Đại Thành Phát 13 tỷ đồng, Công ty Hà Sơn 5,38 tỷ đồng… Hoặc doanh nghiệp chiếm dụng lớn tiền thuế của ngân sách khi phát hiện thì doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã trốn hoặc phá sản, vỡ nợ  hoặc thành lập mới “công ty con” là người thân của chính công ty, doanh nghiệp đã phá sản này để xù nợ tiền thuế. Doanh nghiệp tư nhân Hàn Quốc nợ 5,841 tỷ đồng đã bỏ trốn, Doanh nghiệp tư nhân Vilaco bị thu hồi hoàn thuế 3,702 tỷ đồng cũng đã bỏ trốn…

 

Khai thác cát trái phép với sản lượng lớn trên địa bàn một số huyện mà không thu được ngân sách. Ảnh: Nguyễn Tú
Khai thác cát trái phép với sản lượng lớn trên địa bàn một số huyện mà không thu được ngân sách. Ảnh: Nguyễn Tú

Tình trạng thất thu thuế trong nhiều lĩnh vực cũng là vấn đề mà Kiểm toán Nhà nước đánh giá, kiến nghị. Thất thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, tiền thuê đất đối với  khai thác tài nguyên khoáng sản là không nhỏ biểu hiện như: kê khai nộp thuế thấp hơn rất nhiều so với khối lượng thực tế khai thác, bán ra; khai thác cát, than bùn… trái phép với sản lượng rất lớn nhiều năm nay trên địa bàn một số huyện mà không thu được ngân sách. Mặt khác, các cơ quan chuyên môn chưa kịp thời tham mưu trình UBND tỉnh điều chỉnh ban hành giá tính thuế tối thiểu, phù hợp với giá thị trường của một số loại tài nguyên cũng gây nên thất thu. Công tác quản lý các khoản thu về đất còn nhiều bất cập, lỏng lẻo làm chậm thu, thất thu lớn cho ngân sách. Chỉ riêng trên địa bàn TP. Pleiku số tiền chuyển mục đích sử dụng đất chưa thu được là 102 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình… chưa thực hiện nghĩa vụ các khoản thu về đất nhất là chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế tuy đã nỗ lực và tích cực nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng làm thất thu ngân sách.

Năm 2012, cơ quan kiểm toán kiểm tra đối chiếu tại các chi cục thuế đã xác định số tăng phải nộp ngân sách là 15,6 tỷ đồng. Kiểm tra tại 8 huyện cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 2.042 hộ nhưng cơ quan thuế chỉ lập bộ và quản lý mã số thuế 909 hộ cũng làm thất thu ngân sách. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, các thủ đoạn trốn thuế và gian lận thuế không ngừng gia tăng, đa dạng và ngày càng tinh vi và phức tạp như: kê khai thu nhập giảm để nộp thuế ít, khai lỗ để trốn thuế, lập công ty “ma” để tự in hóa đơn thuế giá trị gia tăng thực hiện mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để khấu trừ thuế giá trị gia tăng, chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Đáng chú ý, dù làm ăn thua lỗ trong thời gian dài nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không ngừng mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó, việc các công ty trốn thuế thông qua hình thức xin phá sản trong khi những người thân trong gia đình lại đứng tên thành lập công ty khác lại đăng ký đúng ngành nghề đã tuyên bố phá sản; việc khách hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn khi sử dụng dịch vụ tại các nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, giải trí dẫn đến việc thất thu cả thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp... cũng là vấn đề đáng quan tâm. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu có “thuế ngầm”?
 

Đáng chú ý, dù làm ăn thua lỗ trong thời gian dài nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không ngừng mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó, việc các công ty trốn thuế thông qua hình thức xin phá sản trong khi những người thân trong gia đình lại đứng tên thành lập công ty khác lại đăng ký đúng ngành nghề đã tuyên bố phá sản.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách, nhất là bù đắp khoản hụt thu, đảm bảo mức đầu tư cho tăng trưởng kinh tế, ngành Thuế cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, đẩy mạnh việc thực hiện thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế nhất là kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Đặc biệt triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý nợ, thu hồi nợ đọng thuế, tập trung bám sát những doanh nghiệp nợ thuế lớn. Giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân, rà soát, phân loại nợ, để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở người nộp thuế, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cưỡng chế nợ thuế. Ngành thuế cần có quy chế phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an và các cơ quan có liên quan nhằm tiến hành điều tra, khởi tố các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận về thuế giá trị gia tăng để xử lý nghiêm các sai phạm cũng như răn đe, thiết lập lại trật tự kinh doanh, chấp hành pháp luật thuế ở các địa phương. Hoạt động xử lý vi phạm, cưỡng chế thuế nghiêm minh, công bằng cũng sẽ làm hạn chế các hành vi gian lận về thuế. Bên cạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, khuyến khích sản xuất ưu đãi kêu gọi đầu tư, ngành Thuế cũng cần công khai thông tin người nợ thuế, doanh nghiệp có hành vi trốn thuế, gian lận thuế, những doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường công tác rà soát, kiểm tra để nắm chắc đối tượng thu và nguồn thu trên địa bàn để tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu… 

Đinh Duy

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.