Đầu ra nào cho sản phẩm làng nghề truyền thống?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một hợp tác xã từ khi thành lập, hoạt động đến nay gần 4 năm mà vẫn không làm ra được một sản phẩm nào. Một cơ sở khác thì có sản phẩm nhưng hơn nửa năm trời lại bế tắc trong việc tiêu thụ. Đó là thực trạng của không ít làng nghề truyền thống hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Đơn cử là Hợp tác xã Công-Nông nghiệp Đak Kơ Ning-xã Đak Kơ Ning, huyện Kông Chro và Hợp tác xã Sản xuất Kinh doanh và Dịch vụ Kon Dơng-thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang.

Ngắc ngoải làng nghề

Hợp tác xã Công-Nông nghiệp Đak Kơ Ning được đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất vào năm 2010 với kinh phí lên đến gần 1 tỷ đồng. Đây không những là cơ hội tốt để gìn giữ và phát huy nghề truyền thống mà còn giúp người dân nơi đây tăng thêm thu nhập. Chính vì vậy, đã có hơn 50 xã viên là người đồng bào dân tộc thiểu số địa phương được lựa chọn để đào tạo nghề đan lát, dự tính sẽ có hàng trăm hộ dân sẽ được hưởng lợi khi Hợp tác xã này đi vào hoạt động. Thế nhưng, đó cũng chỉ mới là những dự tính.

 

Dệt thổ cẩm ở hợp tác xã SXKD và DV Kon Dơng. Ảnh: Minh Nguyễn
Dệt thổ cẩm ở hợp tác xã SXKD và DV Kon Dơng. Ảnh: Minh Nguyễn

Khi có mặt tại cơ sở trên, chúng tôi chẳng thấy một sản phẩm đan lát nào mà chỉ thấy bày bán các mặt hàng như: phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống và một số đồ nghề sửa chữa máy cày, máy nổ… Nhìn trước ngó sau chẳng thấy một bóng người trừ bà Lê Thị Nữ-Chủ nhiệm Hợp tác xã. Lý giải điều này, bà Nữ cho biết: Dù đã trải qua hai đời chủ nhiệm (bà là người thứ 3) nhưng đến nay đơn vị này vẫn chưa cho ra đời một sản phẩm nào. “Xã viên thì không tha thiết với nghề, đầu ra cũng không có, tôi cũng đành lực bất tòng tâm”-bà Nữ thở dài.

Khá hơn Hợp tác xã Đak Kơ Ning đôi chút, Hợp tác xã Sản xuất Kinh doanh và Dịch vụ Kon Dơng sản xuất khá nhiều sản phẩm từ thổ cẩm như: quần áo, bóp ví, túi xách… Song cơ sở này lại phải lây lất, cầm cự trong nhiều tháng qua vì đầu ra bế tắc. Ông Ngô Xuân Thiên-Chủ nhiệm Hợp tác xã-cho biết: Hợp tác xã được thành lập từ năm 2007, ngành nghề chính là dệt thổ cẩm, hiện có 52 xã viên là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, làm ăn theo sản phẩm (sản phẩm bán được thì chi trả theo ngày công).

Tuy nhiên, như ông Thiên chia sẻ: “Tôi về nhận nhiệm vụ từ tháng 7-2012 nhưng đến thời điểm hiện tại thì Hợp tác xã vẫn không có doanh thu vì… không bán được sản phẩm”. Theo ông Thiên, hiện Hợp tác xã đang bế tắc trong việc tìm đầu ra, không tiêu thụ được do sản phẩm được dệt bằng thủ công, “giá bán ra phải đáp ứng theo ngày công lao động nên nếu đem đi chào hàng thì dứt khoát sản phẩm của làng nghề phải cao hơn những sản phẩm khác, mà giá cao hơn thì lại bán không được”-ông Thiên than thở. Trước mắt, hướng đi của Hợp tác xã là cố gắng tìm mọi cách để giữ được nghề truyền thống, duy trì việc sản xuất và… chờ đợi những đoàn khách du lịch ghé vào mới mong bán được sản phẩm nào thì hay sản phẩm đó.

 

Thành lập gần 4 năm, nhưng hợp tác xã nông nghiệp Đak Kơ Ning vẫn chưa làm ra sanả phẩm. Ảnh: Minh Nguyễn
Thành lập gần 4 năm, nhưng Hợp tác xã nông nghiệp Đak Kơ Ning vẫn chưa làm ra sản phẩm. Ảnh: Minh Nguyễn

Loay hoay với đầu ra

Trao đổi trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, ông Nguyễn Văn Sỹ-Phó Chủ tịch UBND thị trấn Kon Dơng-cho biết: Để giữ được nghề truyền thống cần rất nhiều yếu tố, trước hết là tiếp tục duy trì sản xuất sản phẩm chất lượng, mẫu mã phải thường xuyên được cải thiện, nguồn lao động có tay nghề và ổn định..., và trên hết là làm sao giải được bài toán đầu ra cho sản phẩm.

Nhiều năm nay, thị trấn cũng hỗ trợ Hợp tác xã bằng cách liên hệ với các lực lượng vũ trang trên địa bàn mời mua sản phẩm của Hợp tác xã làm quà tặng trong những cuộc giao lưu, hội thao, hội thi; các trường dân tộc nội trú có tặng quà hay may trang phục cho học sinh; phối hợp với công ty du lịch của tỉnh quảng bá sản phẩm của địa phương với khách hàng nhằm thu hút khách du lịch; bày bán một số sản phẩm của làng nghề tại Trung tâm Thương mại huyện Mang Yang. Tuy vậy, lượng sản phẩm tiêu thụ cũng chỉ “đếm trên đầu ngón tay”, người dân địa phương thì không có nhu cầu, chỉ biết trông chờ vào những tour du lịch nhưng cũng không đáng kể.

“Về phía địa phương, chúng tôi cố gắng tạo mọi điều kiện ưu đãi về thuế, tổ chức tập huấn đào tạo nghề nhằm duy trì và phát huy nghề truyền thống, không chỉ là ngành nghề dệt thổ cẩm mà còn có các ngành nghề truyền thống khác như đan lát, gùi, rượu ghè… Trong thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ hướng cho Hợp tác xã mở rộng kinh doanh thêm các mặt hàng nông nghiệp phục vụ bà con như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng…”-ông Sỹ thông tin thêm.

Trong khi đó, đối với Hợp tác xã Đak Kơ Ning, bà Lê Thị Nữ cho biết, dù không mấy lạc quan nhưng bà sẽ cố gắng tìm cách để vận động những xã viên đã được cử đi học nghề đan lát tham gia tìm nguồn nguyên liệu, sản xuất để tạo ra sản phẩm, đồng thời nỗ lực hơn trong việc tìm kiếm đầu ra. Khi chúng tôi đem câu chuyện tìm đầu ra cho sản phẩm ở Hợp tác xã này trao đổi với lãnh đạo một phòng chức năng của huyện thì được ông này cho biết: “Chúng tôi chỉ có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ đưa ra hướng phát triển, đào tạo nghề cho các xã viên, còn lại bản thân Hợp tác xã phải biết tự xoay xở tìm đầu ra cho sản phẩm, tích cực đôn đốc các xã viên tham gia sản xuất, duy trì hoạt động” (!?).

Quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống nông thôn không những gìn giữ được giá trị truyền thống mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động, hỗ trợ kịp thời nhu cầu sản xuất của người dân địa phương. Thiết nghĩ, để làm được điều này thì có sự đầu tư hợp lý về cơ sở vật chất, từ nguồn nguyên liệu, đến thị trường tiêu thụ, cũng như tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề… và hơn thế nữa là phải có một chính sách đồng bộ từ quy hoạch, phương hướng và lộ trình phát triển cụ thể, tránh tình trạng “đem con bỏ chợ”, vừa hoạt động kém hiệu quả vừa lãng phí thêm tiền của, nguồn nhân lực.

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép

Ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép

(GLO)- Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây diễn ra khá phức tạp. Mặc dù quy mô khai thác nhỏ lẻ, thủ công nhưng với kiểu khai thác bừa bãi như hiện nay sẽ làm cho nguồn tài nguyên sớm bị cạn kiệt.
Chuyện về những nghĩa trang đặc biệt giữa biển khơi

Chuyện về những nghĩa trang đặc biệt giữa biển khơi

(GLO)- Trong hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ trên khắp mọi miền Tổ quốc, có những nghĩa trang đặc biệt mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt bởi những nghĩa trang ấy không có phần mộ như ở đất liền, hoặc có phần mộ nhưng chỉ một thời gian ngắn lại di dời hài cốt các liệt sĩ về đất mẹ. Đó là nghĩa trang của những liệt sĩ hy sinh ngoài vùng biển, đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Họ là những người con đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho bình yên của biển đảo giữa ngàn khơi Tổ quốc.
Rối loạn tâm thần sau sinh-Chuyện không đơn giản

Rối loạn tâm thần sau sinh-Chuyện không đơn giản

(GLO)- “Đến hổ dữ cũng không nỡ ăn thịt con huống chi là con người, là mẹ. Dạo gần đây, một vài vụ án đau lòng xảy ra khi chính mẹ đẻ lại đang tâm giết chết con mình khiến dư luận hết sức bất bình, phẫn nộ. Người bình thường chẳng ai làm thế, chỉ có những người rối loạn tâm thần sau sinh, mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi mới gây ra những việc đau lòng như trên.
Đường liên xã Ia Chía-Ia O hư hỏng nặng

Đường liên xã Ia Chía-Ia O hư hỏng nặng

(GLO)- Tuyến đường nhựa liên xã Ia Chía-Ia O (huyện Ia Grai) dài khoảng 20 km đã bị hư hỏng nặng. Lòng đường, đặc biệt là đoạn đi qua làng Kon Ngó (xã Ia Chía) dài khoảng 2 km đã bị bong tróc gần hết lớp nhựa mặt đường, rất nhiều vị trí đã hình thành những ổ trâu, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với người tham gia giao thông.
Bơ mất mùa nhưng lãi lớn

Bơ mất mùa nhưng lãi lớn

(GLO)- Hiện nay, bà con nông dân Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch bơ chính vụ 2017. Theo đánh giá của nhiều người, vụ bơ năm nay tuy năng suất giảm nhưng bù lại giá bán tăng nên bà con vẫn thu lãi lớn.
Quản lý văn hóa: Không thể bạ đâu làm đấy

Quản lý văn hóa: Không thể bạ đâu làm đấy

(GLO)- Tuần qua, Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) đã làm cái việc không nên làm, đó là công khai danh sách 300 ca khúc nhạc đỏ được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều bài hát rất quen thuộc với bao thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là bài “Tiến quân ca“ của cố nhạc sĩ Văn Cao. Câu chuyện đã gây nên một sự phản ứng dữ dội trong xã hội, đến nỗi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải ra văn bản yêu cầu Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh, nâng cao năng lực quản lý của Cục Nghệ thuật Biểu diễn.
TP.Pleiku: Tài xế xem thường tai nạn giao thông

TP.Pleiku: Tài xế xem thường tai nạn giao thông

(GLO)-Bất chấp những tai nạn bất ngờ xảy ra, trưa 22-5, trên đường Hùng Vương, chủ xe ô tô tải BKS: 81C-119.68 và 1 xe khác (không rõ BKS) cùng chở tấm bảng hiệu lớn, cồng kềnh, vượt kích thước quy định di chuyển trong nội thành vào thời điểm đông người qua lại.
Đường Hoàng Sa ngập rác thải

Đường Hoàng Sa ngập rác thải

(GLO)-Các loại rác thải từ phế liệu xây dựng đến rác sinh hoạt hộ gia đình được vứt bỏ tràn lan bên đường. Đó là hình ảnh ghi nhận trên đường Hoàng Sa, xã Diên Phú-thành phố Pleiku. Ngoài việc gây mất mỹ quan đô thị, những bãi rác ở đây còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe người dân.
Hè về lại lo đuối nước

Hè về lại lo đuối nước

(GLO)- Chưa đầy một tháng nữa, học sinh cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là dịp để các em có những giờ phút vui chơi, giải trí, bổ sung năng lượng trước khi bước vào năm học mới. Tuy nhiên, kèm theo đó cũng là nỗi lo thường trực về sự gia tăng tai nạn thương tích ở trẻ em trong dịp này.
Dân khổ vì đường xuống cấp

Dân khổ vì đường xuống cấp

(GLO)- Nhiều năm nay, tuyến đường liên thôn từ ngã ba đường Trường Sơn Đông nối thôn Mê Linh với các buôn H'Mung, Nung, Uôr của xã Chư Drăng (huyện Krông Pa) bị hư hỏng nặng, gây khó khăn cho người và phương tiện qua lại.
Không mất cảnh giác mắc lừa kẻ xấu

Không mất cảnh giác mắc lừa kẻ xấu

(GLO)- Lợi dụng danh nghĩa đòi công lý, bảo vệ môi trường biển, thời gian qua, một số đối tượng ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin đi biểu tình, gây rối, phủ nhận sự nỗ lực của Chính phủ và chính quyền các địa phương trong việc giải quyết hậu quả sự cố môi trường Formosa, phá hoại kinh tế, cố tình tạo bất ổn để các thế lực thù địch tạo cớ can thiệp, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Những âm mưu ấy phải được ngăn chặn và nghiêm trị, nhằm giữ kỷ cương phép nước, bảo vệ sự bình yên cho cuộc sống nhân dân.
Hội chứng… sợ yêu

Hội chứng… sợ yêu

(GLO)- Hội chứng Philophobia không chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý mà còn tác động về mặt thể chất, như thường xuyên khó thở, đổ mồ hôi, run rẩy, khóc lóc, ngược đãi bản thân, hay lên cơn hoảng loạn và có một sự thôi thúc phải chạy trốn. Đó cũng là lý do tại sao có người đã bỏ chạy ngay trước đám cưới
Rác thải ngập suối Gò Yầu

Rác thải ngập suối Gò Yầu

(GLO)- Suối Gò Yầu đoạn chảy qua xã Chư Răng, huyện Ia Pa đang bị ô nhiễm bởi tình trạng vứt rác thải vô ý thức của người dân trong khu vực, đặc biệt là ở đoạn cầu tràn từ trung tâm xã Chư Răng đi thôn Lê Tù. Cầu tràn này cách chợ xã Chư Răng chừng 100 mét nên các tiểu thương thường mang rác thải ở chợ để vứt xuống dòng nước tại đây.
Rác ngập tràn cầu công viên phường Yên Đổ

Rác ngập tràn cầu công viên phường Yên Đổ

(GLO)- Tại cầu công viên nối phường Yên Đổ (TP. Pleiku) với xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) những đống rác đủ loại ngày càng tràn ra mặt đường. Không chỉ người dân sinh sống gần bãi rác mà người đi đường đều cảm thấy rất khó chịu vì bãi rác tự phát này.
Các hoa viên công cộng xuống cấp

Các hoa viên công cộng xuống cấp

(GLO)- Đô thị ngày càng phát triển, không gian vui chơi, sinh hoạt ngày càng thu hẹp. Chính vì thế, những hoa viên trong thành phố chính là lựa chọn của người dân để lui tới thư giãn, tận hưởng không gian trong lành. Tuy nhiên, những hoa viên này do ít được duy tu, sửa chữa đã xuống cấp trầm trọng.
Nhạc trên xe buýt: Mở cho ai nghe?

Nhạc trên xe buýt: Mở cho ai nghe?

(GLO)- Trên mọi tuyến xe buýt, tài xế hoặc tiếp viên thường mở nhạc, thông qua loa trong ca-bin, phát ra rả suốt hành trình dài. Cứ tưởng chuyện này nhỏ nhặt, nhưng thật ra là cả vấn đề rắc rối.
Cột điện chình ình giữa hẻm

Cột điện chình ình giữa hẻm

(GLO)- Hơn 10 năm nay, hàng chục hộ dân sống tại hẻm 49/1 đường Đồng Tiến (tổ 4, phường Ia Kring, TP. Pleiku) luôn đối diện với nguy cơ tai nạn giao thông, khi hai cột điện nằm chình ình giữa hẻm, ngay đầu lối vào.
"Rác" quảng cáo ở Pleiku

"Rác" quảng cáo ở Pleiku

(GLO)- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mấy năm gần đây, trên địa bàn TP.Pleiku, các loại hình dịch vụ cũng phát triển như “nấm sau mưa“. Có thể kể ra đây hàng loạt dịch vụ như: nhà sạch, mua bán nhà đất, gia sư, khoan cắt bê tông, hút hầm cầu…
Ia Grai: Đường 135 xuống cấp nghiêm trọng

Ia Grai: Đường 135 xuống cấp nghiêm trọng

(GLO)- Con đường giao thông nông thôn 135 có chiều dài khoảng 2 km đường nhựa từ làng Út 1, xã Ia Hrung đến ngã tư làng Út 2, xã Ia Bă, huyện Ia Grai từ hơn 1 năm nay có rất nhiều xe tải nặng qua lại thường xuyên nên nhiều đoạn đường bị rạn nứt, bong tróc hết lớp nhựa, có đoạn sụt lún tạo thành ổ gà, ổ voi gây trở ngại cho người tham gia giao thông.
Chợ hoang trong phố

Chợ hoang trong phố

Chợ Hoa Lư thuộc phường Hoa Lư, nằm ở trung tâm TP. Pleiku (Gia Lai), được đầu tư xây dựng từ đầu năm 2012 với số tiền hơn 12,5 tỷ đồng.
Bao giờ huyện Chư Prông có bến xe khách?

Bao giờ huyện Chư Prông có bến xe khách?

(GLO)- Đó là câu hỏi được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần tại những buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và HĐND các cấp. Ấy thế mà đến nay, huyện Chư Prông vẫn chưa có bến xe khách để phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.
Rác lại bủa vây "đôi mắt Pleiku"

Rác lại bủa vây "đôi mắt Pleiku"

(GLO)- Những ngày đầu Xuân, lượng du khách đến với Biển Hồ (TP. Pleiku) ngày càng đông. Trái với vẻ đẹp tự nhiên từ bên ngoài, càng đến gần, Biển Hồ càng xấu đi trong mắt khách du lịch bởi sự nhếch nhác, dù trước đó ngành chức năng và TP. Pleiku đã nhiều lần chấn chỉnh.
Thông báo truy tìm tung tích nạn nhân

Thông báo truy tìm tung tích nạn nhân

(GLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Pleiku đang thụ lý vụ chết người xảy ra lúc khoảng 19 giờ 50 phút, ngày 12-1-2017 tại Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai, thuộc phường Trà Bá, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.