(GLO)- Đó là phần thưởng cao nhất mà dòng họ Đinh ở xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu, Hưng Yên thưởng cho mỗi một cháu đỗ đại học năm 2010-2011. Sự quan tâm không dừng lại ở đó, gia đình ông Đinh Hữu Hồng đảm bảo nuôi ăn học đại học và sau này ra trường lo công việc làm cho các cháu trong dòng họ.
Mới đây về Khoái Châu, tôi được ông Nguyễn Phú Cường Phó phòng giáo dục cho hay về điều này. Đây không phải là điều gì đó mới mẻ nhưng để duy trì mỗi phần thưởng cao như vậy cho các cháu học sinh đã được ba năm liên tục là một sự cố gắng hiếm thấy ở một dòng họ. Dòng học Đinh còn đặt ra quy định phần thưởng cho các cháu, đỗ cao đẳng được hai mươi triệu đồng và đỗ vào THPT được một xe đạp mini kèm theo 500.000 đồng tiền sách vở. Cách gây dựng quỹ khuyến học của dòng họ Đinh cũng hết sức đơn giản, khuyến khích các mạnh thường quân trong dòng họ đầu tư tiền của cho học tập là ưu tiên hàng đầu, ngoài ra đóng góp theo nhân khẩu. Chính vì vậy, số tiền quỹ năm 2011 đạt đến 650 triệu đồng, hoạt động khuyến học được duy trì và phát triển mạnh.
Việc làm này làm cho tôi nhiều suy nghĩ, trong khi nhiều dòng họ trong cả nước đổ xô cho việc xây dựng nhà thờ họ, từ đường, tổ chức tiệc tùng linh đình để "khoe khoang", tỏ rõ lòng tôn kính, nhiều lúc gây lãng phí lớn, thì việc làm của dòng họ Đinh hết sức có ý nghĩa. Một mặt xây dựng thái độ trách nhiệm học tập của các cháu trong dòng họ, mặt khác tạo động lực rất lớn để các cháu xác định cái đích học tập sẽ bảo đảm tốt cuộc sống của mình sau này.
Chủ trương xã hội hóa học tập của Đảng và Nhà nước ta đã được nhiều gia đình, dòng họ, địa phương xác định đúng đắn. Vì muốn xây dựng một nền học tập phải có gốc rễ nhận thức từ mỗi gia đình, từ đó nhân rộng, phát triển cho toàn xã hội. Trong điều kiện kinh phí của Nhà nước chưa thể đảm bảo hết cho việc học tập thì sự đóng góp, hỗ trợ từ mỗi dòng họ, địa phương cho con em mình là một điều rất đáng ghi nhận.
Trong suy nghĩ của người dân muốn học tập, bản thân gia đình phải có tiền của mới đảm bảo cho con cái theo học được trường này, trường khác, thậm chí nhiều em phải bỏ học vì gia đình không có đủ tiền đóng học phí. Chính điều này đã làm giảm sút đáng kể nguồn lao động chất lượng cao. Cho nên, hoạt động khuyến học bất kỳ thời điểm nào đều có ý nghĩa về mặt xã hội sâu sắc.
Đồng thời, xét về mặt vật chất kinh tế, quỹ khuyến học một phần nào đó phản ánh được cuộc sống của dòng họ, địa phương đã có những bước nâng lên đáng kể. Song cũng nhận thấy nhiều gia đình đã xác định học tập cho con em là phương pháp tốt nhất để thoát nghèo. Một cách nói ví von đơn giản mà ông Nguyễn Phú Cường cho rằng, để canh tác một ha ruộng lúa với máy móc hiện đại tạo ra năng suất cao, thì phải cần người có tri thức, mà muốn có tri thức thì phải học tập.
Ở Gia Lai, công tác khuyến học đã làm trong nhiều năm qua và đạt được những thành tích đáng kể song tạo dư luận về mặt xã hội thì còn rất hạn chế, nên còn không ít trường hợp các em học sinh có thành tích cao trong học tập nhưng không theo học đại học, cao đẳng... vì nhà không nuôi nổi. Thiết nghĩ, tạo quỹ khuyến học, khen thưởng kịp thời thành tích học tập bằng vật chất, đánh giá công sức học tập của các em thông qua biểu dương điển hình tiên tiến và tạo động cơ trước mắt cũng như lâu dài theo cách làm của từng dòng họ, địa phương là hành động rất đáng hoan nghênh và nhân rộng.
Mới đây về Khoái Châu, tôi được ông Nguyễn Phú Cường Phó phòng giáo dục cho hay về điều này. Đây không phải là điều gì đó mới mẻ nhưng để duy trì mỗi phần thưởng cao như vậy cho các cháu học sinh đã được ba năm liên tục là một sự cố gắng hiếm thấy ở một dòng họ. Dòng học Đinh còn đặt ra quy định phần thưởng cho các cháu, đỗ cao đẳng được hai mươi triệu đồng và đỗ vào THPT được một xe đạp mini kèm theo 500.000 đồng tiền sách vở. Cách gây dựng quỹ khuyến học của dòng họ Đinh cũng hết sức đơn giản, khuyến khích các mạnh thường quân trong dòng họ đầu tư tiền của cho học tập là ưu tiên hàng đầu, ngoài ra đóng góp theo nhân khẩu. Chính vì vậy, số tiền quỹ năm 2011 đạt đến 650 triệu đồng, hoạt động khuyến học được duy trì và phát triển mạnh.
Chủ trương xã hội hóa học tập của Đảng và Nhà nước ta đã được nhiều gia đình, dòng họ, địa phương xác định đúng đắn. Vì muốn xây dựng một nền học tập phải có gốc rễ nhận thức từ mỗi gia đình, từ đó nhân rộng, phát triển cho toàn xã hội. Trong điều kiện kinh phí của Nhà nước chưa thể đảm bảo hết cho việc học tập thì sự đóng góp, hỗ trợ từ mỗi dòng họ, địa phương cho con em mình là một điều rất đáng ghi nhận.
Trong suy nghĩ của người dân muốn học tập, bản thân gia đình phải có tiền của mới đảm bảo cho con cái theo học được trường này, trường khác, thậm chí nhiều em phải bỏ học vì gia đình không có đủ tiền đóng học phí. Chính điều này đã làm giảm sút đáng kể nguồn lao động chất lượng cao. Cho nên, hoạt động khuyến học bất kỳ thời điểm nào đều có ý nghĩa về mặt xã hội sâu sắc.
Đồng thời, xét về mặt vật chất kinh tế, quỹ khuyến học một phần nào đó phản ánh được cuộc sống của dòng họ, địa phương đã có những bước nâng lên đáng kể. Song cũng nhận thấy nhiều gia đình đã xác định học tập cho con em là phương pháp tốt nhất để thoát nghèo. Một cách nói ví von đơn giản mà ông Nguyễn Phú Cường cho rằng, để canh tác một ha ruộng lúa với máy móc hiện đại tạo ra năng suất cao, thì phải cần người có tri thức, mà muốn có tri thức thì phải học tập.
Ở Gia Lai, công tác khuyến học đã làm trong nhiều năm qua và đạt được những thành tích đáng kể song tạo dư luận về mặt xã hội thì còn rất hạn chế, nên còn không ít trường hợp các em học sinh có thành tích cao trong học tập nhưng không theo học đại học, cao đẳng... vì nhà không nuôi nổi. Thiết nghĩ, tạo quỹ khuyến học, khen thưởng kịp thời thành tích học tập bằng vật chất, đánh giá công sức học tập của các em thông qua biểu dương điển hình tiên tiến và tạo động cơ trước mắt cũng như lâu dài theo cách làm của từng dòng họ, địa phương là hành động rất đáng hoan nghênh và nhân rộng.
Vũ Duy