Đảo xanh giữa trùng khơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), hàng trăm năm trước, đội hùng binh Hoàng Sa thừa lệnh vua, giong thuyền ra bảo vệ chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nơi đây hiện có gần 100 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng.
Lên tàu ra đảo Lý Sơn. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Lên tàu ra đảo Lý Sơn. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Từ cảng Sa Kỳ chúng tôi xuống tàu cao tốc để đến đảo Lý Sơn, đoàn chúng tôi có hơn 20 phóng viên. Tàu chạy khoảng 1 giờ đồng hồ, trước mắt tôi là một hòn đảo xanh nhô lên giữa biển khơi. Trời Lý Sơn rất xanh và nước cũng xanh ngắt.
Đón chúng tôi, ông Trần Ngọc Nguyên- Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết: “Đảo Lý Sơn rộng chỉ  10km2, trên đảo chỉ có 3 xã với 6 thôn và gần 21.000 hộ dân sinh sống. Mặc dù nhỏ như vậy nhưng trên đảo có gần 100 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng. Đã bao đời nay, 13 dòng họ sinh sống trên đảo vẫn bám biển sinh sống và bảo vệ vững chắc biên cương bờ cõi”.
Bia tưởng niệm Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc hải. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Bia tưởng niệm Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc hải. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Trong chuyến công tác ra đảo lần này, tôi được đi cùng Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ- Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi. Ông được coi là công dân danh dự của đảo Lý Sơn. Như muốn cho tôi hiểu thêm về truyền thống lịch sử của người dân ở đây, ông đọc cho tôi nghe một đoạn trong bài văn tế Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được lưu tại Âm linh tự: “Tuyết sương chẳng quản, mưa gió chẳng sờn, ngang dọc chí nam nhi, phong ba dồn dập… quyết một dạ giữ biên cương bờ cõi, Hoàng Sa lãnh hải biển cả mênh mông, tháng năm vô định…”.
Từ bến cảng nhìn về núi Thới Lới, lòng bỗng trào dâng xúc cảm. Bởi lẽ, dưới chân núi ấy là hàng ngàn ngôi mộ chiêu hồn của những người lính Hoàng Sa và Trường Sa đã vĩnh viễn nằm lại nơi biển khơi. Để ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân, người dân Lý Sơn đã dùng đất làm thành những hình nhân thế mạng chôn dưới những ngôi mộ, cầu mong cho linh hồn những hùng binh năm xưa được trở về với quê hương, đất nước.
Trên cánh đồng tỏi. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Trên cánh đồng tỏi. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Lý Sơn là quê hương của tỏi. Tỏi Lý Sơn nổi tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc. Để trồng được cây tỏi, người dân phải ra khơi hút loại cát trắng nhất về rải đều trên đất mặn để trồng. Mỗi con người ở Lý Sơn mà tôi gặp họ đều chân chất, mộc mạc và đằm thắm nghĩa tình như biển cả đã nuôi sống bao đời ngư dân. Trong bữa cơm đãi chúng tôi ở nhà mình, anh Võ Văn Út- thôn Tây, xã An Vĩnh đã đưa tất cả những loại hải sản mà anh có được trong nhà ra đãi khách. Anh cho biết: “Ở đây có rất nhiều loại đặc sản, từ thực vật đến động vật, nếu sống ở Lý Sơn một tháng chắc mới thưởng thức hết”. Qua câu chuyện với anh, tôi hiểu thêm về tính cách của người dân huyện đảo: Kiên cường, khí khái, cần cù, thảo thơm và ân nghĩa.
Thế hệ tương lai của Lý Sơn. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Thế hệ tương lai của Lý Sơn. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Chúng tôi chia tay Lý Sơn cũng là lúc những chàng trai huyện đảo chuẩn bị mọi thứ để có thể ra biển khi thời tiết thuận lợi. Họ luôn bám biển vì là chủ quyền quốc gia, là nơi họ sinh ra và lớn lên, dưới biển sâu ấy các thế hệ đi trước đã quên mình để có được sự toàn vẹn lãnh thổ...
Vĩnh Hoàng

                                                

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.