Nguồn nước sông Ba bị ô nhiễm nặng nề… Hàng ngàn người dân thị xã An Khê và huyện Kông Chro (Gia Lai) đang sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Họ đang “khát” dù vẫn ở bên sông…
Có lẽ không cần phải nhắc lại nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, vì hơn một năm nay, đã có rất nhiều cuộc họp tìm hướng giải quyết bài toán nước sinh hoạt cho người dân sống bên dòng sông Ba. Cũng đã nhiều lần cơ quan ngôn luận lên tiếng, nhưng thực tế vẫn không có gì thay đổi…
Có lẽ không cần phải nhắc lại nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, vì hơn một năm nay, đã có rất nhiều cuộc họp tìm hướng giải quyết bài toán nước sinh hoạt cho người dân sống bên dòng sông Ba. Cũng đã nhiều lần cơ quan ngôn luận lên tiếng, nhưng thực tế vẫn không có gì thay đổi…
Nhà máy nước chào thua
Năm 2010, huyện Kông Chro được đầu tư hơn 12 tỷ đồng để xây dựng 20 công trình cung cấp nước sạch và gần 5 tỷ đồng để nâng công suất hoạt động từ 500 m3/ngày đêm lên 1.500 m3/ngày đêm nhưng vẫn không thể đảm bảo cung cấp vì mực nước sông Ba xuống thấp. Chính vì nguồn nước vừa thiếu lại vừa yếu về chất lượng nên người dân không dám sử dụng. Ông Lương Bá Khánh- Trưởng ban Quản lý Nhà máy Nước huyện Kông Chro cho biết: “Nếu thời gian trước, chi phí hóa chất chỉ một phần thì hiện nay đã tăng lên gấp ba. Bên cạnh đó do công suất hoạt động giảm nên doanh thu của Nhà máy Nước chỉ đủ trả tiền điện, còn lương cho công nhân và tiền hóa chất phải xin huyện hỗ trợ…”.
Chung tình trạng trên Nhà máy Nước An Khê cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Với công suất hoạt động 1.500 m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho 2.700 hộ dân, trước đây nhà máy luôn đảm bảo chất lượng nguồn nước và công suất hoạt động. Nhưng hiện nay, do lấy nguồn nước phía dưới đập thủy điện An Khê- Ka Nak, xung quanh lại bị sự bao bọc của nhiều nhà máy, nên việc xử lý không được đảm bảo. Hơn một năm nay, người dân thị xã An Khê lo ngại khi dùng nước máy sinh hoạt.
Năm 2010, huyện Kông Chro được đầu tư hơn 12 tỷ đồng để xây dựng 20 công trình cung cấp nước sạch và gần 5 tỷ đồng để nâng công suất hoạt động từ 500 m3/ngày đêm lên 1.500 m3/ngày đêm nhưng vẫn không thể đảm bảo cung cấp vì mực nước sông Ba xuống thấp. Chính vì nguồn nước vừa thiếu lại vừa yếu về chất lượng nên người dân không dám sử dụng. Ông Lương Bá Khánh- Trưởng ban Quản lý Nhà máy Nước huyện Kông Chro cho biết: “Nếu thời gian trước, chi phí hóa chất chỉ một phần thì hiện nay đã tăng lên gấp ba. Bên cạnh đó do công suất hoạt động giảm nên doanh thu của Nhà máy Nước chỉ đủ trả tiền điện, còn lương cho công nhân và tiền hóa chất phải xin huyện hỗ trợ…”.
Sông Ba bị ô nhiễm nặng. Ảnh: L.A |
Ông Nguyễn Văn Thi- Phó Trưởng ban Quản lý Nhà máy Nước An Khê cho biết: “Hiện nhà máy chỉ chạy một máy đạt 60% công suất. Chi phí mua hóa chất tăng hơn 40%, lượng nước xử lý chậm nên doanh thu của nhà máy giảm đáng kể…”.
Giếng khoan cháy hàng
Do không tin tưởng vào nguồn nước máy, hệ thống giếng đào lại bị nhiễm phèn nên người dân Kông Chro và An Khê phải dùng giếng khoan. Với giá 200.000 đồng/mét đất và 700.000 đồng/mét đá, chi phí để có một giếng khoan từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Có trường hợp cá biệt do tầng đá dày nên chi phí lên đến 60 triệu đồng. Tuy giá thành khá cao nhưng không phải ai cũng tìm được người khoan giếng. Ông Nguyễn Ngọc Tú, ở phường Tây Sơn, thị xã An Khê cho biết: “Hơn một tháng nay, gia đình tôi tìm thợ để khoan giếng nhưng vẫn không có. Hiện gia đình phải dùng nước tinh khiết để ăn uống, còn tắm giặt thì dùng nước máy”.
Khoan giếng để lấy nước sạch sinh hoạt không phải người dân nào cũng có điều kiện để làm. Hơn 80% dân số làm nông nghiệp nên không phải ai cũng có khả năng tài chính để khoan giếng. Bà Trần Thị Huệ- thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro tâm sự: “Do giếng đào bị cạn nước và nhiễm phèn, lại không đủ tiền để làm giếng khoan nên ngay từ đầu mùa mưa, gia đình phải xây một bể lớn để hứng nước mưa sử dụng. Ở đây nhiều người làm vậy. Phải tiết kiệm. Nếu trời không mưa thì lại dùng nước nhiễm phèn thôi…”.
Hơn một năm nay, câu chuyện thiếu nước sinh hoạt vẫn cứ âm ỉ. Chưa thể có giải pháp giúp người dân giải cơn “khát” nước sạch nếu sông Ba vẫn tiếp tục ô nhiễm như tình trạng hiện nay. Nghịch lý đã xảy ra, dân “khát” dù ở bên sông.
Lê Anh