Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đak Lak vừa biên soạn xong bộ sách giáo khoa mới môn tiếng Êđê bậc tiểu học, gồm quyển 1, 2 và 3 của các lớp 3, 4 và lớp 5.
Bộ sách này được đưa vào giảng dạy ở các trường tiểu học có học sinh dân tộc học tiếng Êđê từ năm học 2011-2912 thay cho bộ sách dạy tiếng Êđê đã được biên soạn cách đây nhiều năm.
Bộ sách giáo khoa mới được biên soạn theo hướng hiện đại, bám sát với khả năng tư duy, tiếp thu của học sinh dân tộc thiểu số, giảm tải chương trình từ 4 tiết/tuần xuống còn 2 tiết/tuần theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tỉnh Đắk Lắk đã triển khai việc dạy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Êđê từ lớp 3 đến lớp 5 tại một số trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc và từ lớp 6 đến lớp 8 chương trình thực nghiệm tại các trường phổ thông dân tộc nội trú tại các huyện, thị xã, thành phố từ cả chục năm nay.
Riêng năm học 2010-2011, tỉnh Đak Lak có 88 trường, 487 lớp với trên 11.969 học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ được học tiếng, chữ Êđê.
Việc dạy song ngữ (Kinh và tiếng nói, chữ viết Êđê) trong các trường tiểu học, trung học cơ sở ở Đắk Lắk nhằm giúp các em học sinh dân tộc bản địa rèn luyện kỹ năng tư duy, nâng cao chất lượng học tập.
Bên cạnh đó, việc này còn bồi dưỡng lòng yêu quý ngôn ngữ mẹ đẻ, ý thức trách nhiệm công dân góp phần bảo tồn, phát triển ngôn ngữ và bản sắc văn hóa dân tộc.
Bộ sách này được đưa vào giảng dạy ở các trường tiểu học có học sinh dân tộc học tiếng Êđê từ năm học 2011-2912 thay cho bộ sách dạy tiếng Êđê đã được biên soạn cách đây nhiều năm.
Hướng dẫn học sinh dân tộc Êđê học văn hóa. |
Tỉnh Đắk Lắk đã triển khai việc dạy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Êđê từ lớp 3 đến lớp 5 tại một số trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc và từ lớp 6 đến lớp 8 chương trình thực nghiệm tại các trường phổ thông dân tộc nội trú tại các huyện, thị xã, thành phố từ cả chục năm nay.
Riêng năm học 2010-2011, tỉnh Đak Lak có 88 trường, 487 lớp với trên 11.969 học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ được học tiếng, chữ Êđê.
Việc dạy song ngữ (Kinh và tiếng nói, chữ viết Êđê) trong các trường tiểu học, trung học cơ sở ở Đắk Lắk nhằm giúp các em học sinh dân tộc bản địa rèn luyện kỹ năng tư duy, nâng cao chất lượng học tập.
Bên cạnh đó, việc này còn bồi dưỡng lòng yêu quý ngôn ngữ mẹ đẻ, ý thức trách nhiệm công dân góp phần bảo tồn, phát triển ngôn ngữ và bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo TTXVN