Đại gia hồ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cây tiêu đã đưa anh trở thành một trong những đại gia có tiếng. Anh là Dương Luận ở xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh-thủ phủ hồ tiêu của Gia Lai.

Đứng trước ngôi biệt thự sang trọng là một người đàn ông chất phác mới trên 40 tuổi. Những người trồng hồ tiêu lâu năm ở “vương quốc hồ tiêu” hầu như ai cũng biết đến anh nông dân Dương Luận, bởi tính đam mê sản xuất nông nghiệp và mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất hồ tiêu. Từ một thanh niên đi lập nghiệp trên vùng đất mới, trải qua nhiều năm thăng trầm, anh trở thành một trong những tỷ phú, tiên phong trong việc phát triển hồ tiêu bền vững.

 

Ảnh: Nguyễn Diệp
Ảnh: Nguyễn Diệp

Vốn xuất thân từ quê hương Bình Định, lại có niềm đam mê trồng trọt các loại cây công nghiệp dài ngày, năm 1986, chàng trai trẻ Dương Luận một mình khăn gói lên vùng đất Ia Hrú tìm đất để thỏa mãn giấc mơ làm giàu từ cây cà phê. Bấy giờ, toàn bộ khu vực rộng lớn Ia Hrú, cây tiêu chưa phát triển. Nông dân chỉ nghĩ đến cây cà phê sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thấy đất đai màu mỡ, anh lặn lội sang các vùng Vĩnh Linh (Quảng Trị), Phú Quốc (Kiên Giang) học tập kinh nghiệm và mua giống tiêu về trồng thử nghiệm. Anh Luận bộc bạch: “Lúc đó, chưa ai nghĩ cây hồ tiêu có giá trị kinh tế cao như bây giờ mà chỉ thấy đất đai màu mỡ, bỏ hoang thấy phí nên đưa cây tiêu về trồng thử và tôi đã thành công”.

Năm 1998 để lại dấu ấn khó phai trong cuộc đời anh Luận. Đó là khi anh mạnh dạn đưa cây hồ tiêu vào trồng thay thế dần diện tích cà phê. Ban đầu trồng một ít, thấy tiêu phát triển xanh tốt, năng suất cao, lại được giá so với cây cà phê. Những năm tiếp theo anh tiếp tục mở rộng diện tích từ 1.000 trụ lên 2.500 trụ. Đến nay, gia đình đã có 8.000 trụ tiêu, mỗi năm cho thu hoạch bình quân 22-25 tấn, có trong tay vài tỷ đồng.

Nhìn những hàng tiêu sum suê xanh ngắt, thẳng tắp, sai quả, anh Luận nói: Vườn tiêu gia đình trồng từ năm 2001 đến những vườn trải qua 15 năm tuổi nhưng vẫn phát triển tốt. Để tiêu phát triển bền vững, gia đình chủ yếu sử dụng nguồn phân chuồng là chính, hạn chế các loại phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật… Lúc đầu sử dụng trụ bằng gỗ nhưng sau bằng trụ bê tông và tiếp tục chuyển sang trồng trụ tiêu bằng cây sống giữ ẩm cho vườn tiêu phát huy hiệu quả tốt”.

Khi Hiệp hội Hồ tiêu-Nông sản huyện Chư Pưh được thành lập, anh được các hội viên bầu giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội. Đây là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao khi người trồng tiêu đặt niềm tin vào anh.

Với vai trò mới, anh Dương Luận lại đi khắp các viện nghiên cứu; trung tâm giống để mời các nhà khoa học về địa phương tìm ra phương thuốc trị bệnh chết nhanh, chết chậm cho hồ tiêu; đưa các giống tiêu mới, kháng sâu bệnh tốt về phát triển trở lại những vườn đã chết. Đặc biệt là đưa các chế phẩm sinh học khống chế sâu bệnh gây hại… Hiện nay, vườn tiêu nhà anh trở thành hình mẫu để nhiều hộ khác đến học tập. Anh cũng không ngần ngại truyền đạt kinh nghiệm trồng tiêu cho những người đi sau.

Đặc biệt, hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, anh đăng ký hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông nông thôn đi vào các khu vực sản xuất để bà con đỡ vất vả trong mùa mưa, thuận tiện trong việc vận chuyển nông sản, giao lưu văn hóa.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.