COVID-19 là cơ hội cho thị trường "du học tại chỗ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Trong khi nhiều du học sinh Việt Nam đang lúng túng chưa biết như thế nào trong giai đoạn đại dịch, nếu về Việt Nam sẽ học ở đâu, thì sứ mạng của các trường đại học là tạo điều kiện cho du học sinh trở về được học ở môi trường tốt nhất. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để các trường trong và ngoài nước kết nối với nhau, đưa ra các chương trình đào tạo tốt...”, đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị “Thúc đẩy cơ hội học tập chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam” diễn ra ngày 21.7.
 

Với Việt Nam, đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát, người dân đã trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng với thế giới thì chưa, trong đó có nhiều nước là địa chỉ của sinh viên, học sinh của Việt Nam đang du học và chuẩn bị du học như Mỹ, Úc, Canada và một số nước Châu Âu.

Hiện nay, đã có nhiều du học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước, có nhiều gia đình chọn các trường đại học trong nước để con cái họ tiếp tục học. Đây là một lựa chọn đúng đắn, vì chưa biết đến khi nào đại dịch mới được kiểm soát ở nước mà con họ đang theo học.

Tại Mỹ, dịch chưa có dấu hiệu được ngăn chặn, thậm chí còn lây lan mạnh hơn. Ở lại Mỹ không an tâm để học, bởi vì khỏe mạnh mới học được. Không ai dại dột đánh đổi sức khỏe để đi tìm cái chữ.

Các bạn học sinh, sinh viên chuẩn bị du học cũng vậy, chắc chắn không ra khỏi Việt Nam để gặp nguy hiểm. Vậy thì các trường đại học trong nước là lựa chọn phù hợp trong lúc này. Vấn đề còn lại là các trường đại học trong nước có đáp ứng được nhu cầu học tập quốc tế cho sinh viên hay không?

Đây không chỉ là vấn đề học thuật mà còn là câu chuyện của thị trường. Nếu như hệ thống đại học trong nước thu hút được sinh viên từ các nước trở về, và tuyển dụng được sinh viên đang có nhu cầu du học được “du học tại chỗ” thì đó là thắng lợi lớn của thị trường giáo dục đại học Việt Nam.

Mỗi năm người Việt Nam chi trên dưới 3 tỉ USD cho du học, ngoại tệ chảy ra các nước quá nhiều và xu hướng còn tăng thêm. Tại diễn đàn Quốc hội, đã từng đặt ra vấn đề là đầu tư xây dựng hệ thống giáo dục đại học tiên tiến, trình độ quốc tế, chất lượng cao để giữ chân sinh viên Việt Nam, nhưng cho đến nay bài toán này vẫn chưa giải được.

Thì nay, phải xem đại dịch COVID-19 là một cơ hội để đẩy nhanh thị trường “du học tại chỗ”. Có cơ hội mà không làm được thì đừng trách ai, chỉ trách mình bất tài vô dụng mà thôi.

http://https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/covid-19-la-co-hoi-cho-thi-truong-du-hoc-tai-cho-821306.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.