(GLO)- Được thành lập từ tháng 5-1995, Công ty cổ phần Đường Kon Tum bắt đầu hoạt động vào cuối năm 1997, công suất thiết kế ban đầu 1.000 tấn mía cây/ngày (hiện nay từ 1.700 tấn đến 1.800 tấn mía cây/ngày). Hàng năm, Công ty cung cấp ra thị trường các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ khoảng trên 15.000 tấn đường RS chất lượng tốt. Để đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy hoạt động hiệu quả, đáp ứng chỉ tiêu đạt 3.000 ha mía nguyên liệu, thời gian qua, Công ty đã chủ động đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu tại huyện Chư Pah và Kbang của tỉnh Gia Lai.
Để đảm bảo tốt nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của nhà máy, vấn đề phát triển vùng nguyên liệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là phát triển vùng nguyên liệu để rải vụ kéo dài thời gian ép đạt trên 90% công suất nhà máy. Thời gian qua, Công ty đã chủ động phát triển vùng nguyên liệu sang các khu vực lân cận tại các xã: Chư Jôr, Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah), Krong và Sơ Pai (huyện Kbang). Tuy mới triển khai, song bước đầu, chủ trương này đã đạt kết quả khích lệ.
Tại 2 xã Chư Jôr và Chư Đăng Ya, diện tích mía nguyên liệu niên vụ 2010-2011 đạt 182 ha mía đứng. Theo đánh giá của Công ty, khí hậu, đất đai và thổ nhưỡng các xã này rất phù hợp với cây mía. Để khuyến khích nông dân mạnh dạn mở rộng cũng như chuyển đổi diện tích các loại cây nông nghiệp kém hiệu quả khác sang trồng cây mía, Công ty đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân. Cụ thể, Công ty đầu tư hỗ trợ giống, tiền cày đất, phân bón, tiền công làm cỏ… cho nông dân với tổng mức hỗ trợ đầu tư khoảng 25 triệu đồng/ha mía, không tính lãi. Số tiền đầu tư sẽ được thu hồi trong 2 năm đầu, trong 2 năm tiếp theo Công ty vẫn duy trì chế độ đầu tư phân bón và công làm cỏ cho nông dân…
Ngoài ra, để mở rộng vùng nguyên liệu tại 2 xã, trong niên vụ 2011-2012, Công ty đã có chính sách hỗ trợ không thu hồi như: Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha các loại đất đang trồng các loại cây trồng khác và đất khai hoang phục hóa… chuyển sang trồng mía; hỗ trợ 30% chi phí mía giống cho 1 ha trồng mới (tương đương 5 triệu đồng). Nhờ chính sách hỗ trợ ban đầu này, trong niên vụ 2011-2012, nông dân đã ký hợp đồng trồng mới với Công ty thêm 150 ha, nâng tổng diện tích vùng nguyên liệu mía tại 2 xã Chư Jôr và Chư Đăng Ya lên khoảng 330 ha.
Bên cạnh chính sách đầu tư, hỗ trợ ban đầu, Công ty cũng thường xuyên duy trì thực hiện chính sách thu mua theo giá bảo hiểm và được thông báo ngay từ đầu vụ cho bà con. Theo đó, niên vụ mía 2011-2012, giá thu mua theo giá bảo hiểm là 1.000 đồng/kg mía tương đương 10 CCS tại ruộng, Công ty đảm bảo chi phí vận chuyển. Chính sách này không chỉ đảm bảo cho người dân, tránh rủi ro cho nhà nông cũng như duy trì và quản lý tốt nguồn nguyên liệu mía cho hoạt động sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu mía bền vững.
Chư Jôr và Chư Đăng Ya là khu vực thường xuyên gặp khô hạn, thiếu nước tưới, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của nông dân. Trong vụ mùa vừa qua, Chư Đăng Ya là xã có 100% diện tích lúa bị mất trắng do thiếu nước tưới, còn tại Chư Jôr tỷ lệ này thấp hơn không là bao. Bởi vậy, việc phát triển vùng nguyên liệu mía ở 2 xã do Công ty cổ phần Đường Kon Tum đầu tư bảo hiểm giá bao tiêu sản phẩm là việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, tạo thêm loại cây canh tác mới hiệu quả và có giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng đến đảm bảo an sinh xã hội.
Gần đây, Công ty cổ phần Đường Kon Tum còn hướng đến mục tiêu mở rộng vùng nguyên liệu mía tại 2 xã Krong và Sơ Pai, huyện Kbang. Niên vụ mía 2010-2011, Công ty đã phát triển được hơn 52 ha, năm nay, Công ty tiếp tục ký hợp đồng với nông dân trồng thêm 150 ha, nâng tổng số diện tích mía tại Kbang vào thời điểm này lên hơn 200 ha. Phát triển vùng nguyên liệu mía tại Kbang là biện pháp cần thiết giúp Công ty điều hòa nguồn nguyên liệu mía phục vụ cho nhu cầu sản xuất, bởi có sự lệch pha về thời gian thu hoạch mía so với các khu vực khác.
Song song với các hoạt động xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía, Công ty cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ địa phương trong việc sửa chữa, nâng cấp cũng như xây dựng một số công trình công cộng.
Để đảm bảo tốt nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của nhà máy, vấn đề phát triển vùng nguyên liệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là phát triển vùng nguyên liệu để rải vụ kéo dài thời gian ép đạt trên 90% công suất nhà máy. Thời gian qua, Công ty đã chủ động phát triển vùng nguyên liệu sang các khu vực lân cận tại các xã: Chư Jôr, Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah), Krong và Sơ Pai (huyện Kbang). Tuy mới triển khai, song bước đầu, chủ trương này đã đạt kết quả khích lệ.
Cánh đồng mía nguyên liệu của Công ty cổ phần Đường Kon Tum. Ảnh: C.T.V |
Ngoài ra, để mở rộng vùng nguyên liệu tại 2 xã, trong niên vụ 2011-2012, Công ty đã có chính sách hỗ trợ không thu hồi như: Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha các loại đất đang trồng các loại cây trồng khác và đất khai hoang phục hóa… chuyển sang trồng mía; hỗ trợ 30% chi phí mía giống cho 1 ha trồng mới (tương đương 5 triệu đồng). Nhờ chính sách hỗ trợ ban đầu này, trong niên vụ 2011-2012, nông dân đã ký hợp đồng trồng mới với Công ty thêm 150 ha, nâng tổng diện tích vùng nguyên liệu mía tại 2 xã Chư Jôr và Chư Đăng Ya lên khoảng 330 ha.
Bên cạnh chính sách đầu tư, hỗ trợ ban đầu, Công ty cũng thường xuyên duy trì thực hiện chính sách thu mua theo giá bảo hiểm và được thông báo ngay từ đầu vụ cho bà con. Theo đó, niên vụ mía 2011-2012, giá thu mua theo giá bảo hiểm là 1.000 đồng/kg mía tương đương 10 CCS tại ruộng, Công ty đảm bảo chi phí vận chuyển. Chính sách này không chỉ đảm bảo cho người dân, tránh rủi ro cho nhà nông cũng như duy trì và quản lý tốt nguồn nguyên liệu mía cho hoạt động sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu mía bền vững.
Năm 1995, Công ty Mía Đường Kon Tum- tiền thân của Công ty cổ phần Đường Kon Tum được thành lập. Ngày 1-7-2008, Công ty chính thức trở thành Công ty cổ phần với vốn điều lệ 30 tỷ đồng. Ngày 31-12-2010 Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX. Hàng năm, Công ty cung cấp ra thị trường trên 15.000 tấn đường RS chất lượng tốt và ổn định. Sản phẩm đường RS của Công ty được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ. |
Gần đây, Công ty cổ phần Đường Kon Tum còn hướng đến mục tiêu mở rộng vùng nguyên liệu mía tại 2 xã Krong và Sơ Pai, huyện Kbang. Niên vụ mía 2010-2011, Công ty đã phát triển được hơn 52 ha, năm nay, Công ty tiếp tục ký hợp đồng với nông dân trồng thêm 150 ha, nâng tổng số diện tích mía tại Kbang vào thời điểm này lên hơn 200 ha. Phát triển vùng nguyên liệu mía tại Kbang là biện pháp cần thiết giúp Công ty điều hòa nguồn nguyên liệu mía phục vụ cho nhu cầu sản xuất, bởi có sự lệch pha về thời gian thu hoạch mía so với các khu vực khác.
Song song với các hoạt động xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía, Công ty cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ địa phương trong việc sửa chữa, nâng cấp cũng như xây dựng một số công trình công cộng.
Ông Lê Quang Trưởng- Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đường Kon Tum, đánh giá: “Chất lượng và năng suất mía tại các địa phương này khá tốt, đất đai thổ nhưỡng phù hợp với cây mía. Với chiến lược phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía phía Bắc Kbang được sự đồng tình của nhân dân và được chính quyền địa phương ủng hộ. Tôi tin chắc rằng vùng nguyên liệu mía này là động lực góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Lê Hòa