Công ty 72: Đi đầu xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công ty TNHH một thành viên 72 (Công ty 72) là một trong những đơn vị dẫn đầu của Binh đoàn 15 về thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”. Những năm qua, Công ty đã đóng góp hàng chục tỷ đồng, hàng ngàn ngày công góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn đứng chân.

 

 Công ty 72 giúp đỡ làng Sơn (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) xây dựng nông thôn mới. Ảnh: V.H
Công ty 72 giúp đỡ làng Sơn (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) xây dựng nông thôn mới. Ảnh: V.H
  


Ông Phạm Văn Cường-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đức Cơ: “Những đóng góp của Công ty 72 luôn được cấp ủy và chính quyền địa phương đánh giá cao”.


 

Làng Sơn (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, Gia Lai) có 320 hộ với hơn 1.000 khẩu, trong đó, người dân tộc thiểu số chiếm gần 80%. Đây là đơn vị đầu tiên trên tuyến biên giới của tỉnh xây dựng thành công làng nông thôn mới kiểu mẫu trong đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2019. Trò chuyện với chúng tôi, ông Rơ Lan Đức-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Nan-cho biết: “Để đạt được kết quả này là nhờ sự chung tay của Công ty 72. Thời gian qua, Công ty đã giúp đỡ địa phương hàng trăm triệu đồng để làm đường, sửa chữa nhà ở, nhà sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, đơn vị còn huy động hơn 2.000 ngày công để giúp người dân dọn dẹp vệ sinh đường làng...”.

Sau gần 10 năm thực hiện phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, Công ty 72 đã có nhiều việc làm cụ thể, thiết thực giúp các địa phương trên vùng biên giới của huyện Đức Cơ. Theo đó, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty xác định ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, việc giúp đỡ địa phương xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Do đó, Công ty đã đầu tư 11 tỷ đồng làm con đường nhựa dài 2,2 km, rộng 5,5 m và 1 cây cầu bê tông nối từ quốc lộ 19B vào xã Ia Nan. Cùng với đó, Công  ty hỗ trợ xã Ia Dom làm 2 km đường nhựa và 1 cầu treo dài 55 m với số tiền 3,9 tỷ đồng. Ngoài ra, đơn vị còn đầu tư xây dựng cầu làng Ba (xã Ia Pnôn), hỗ trợ làm đường cấp phối tại làng Chan, làng Ba và các đoạn đường nội bộ với tổng chiều dài trên 800 m, kinh phí gần 10 tỷ đồng.

Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Phan Văn Phú-Bí thư Đảng ủy Công ty-cho hay: “Chúng tôi luôn xác định xây dựng vùng biên giới giàu mạnh sẽ góp phần tạo thế trận quốc phòng-an ninh vững chắc. Vì vậy, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng đơn vị luôn nỗ lực hết mình để giúp đỡ các địa phương nơi đứng chân xây dựng nông thôn mới. Công ty có 14 đội sản xuất kết nghĩa với 14 thôn, làng; 846 hộ công nhân người Kinh gắn kết với 846 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Điểm nổi bật là Công ty đã triển khai phong trào “Hũ gạo gắn kết”, thu được hơn 120 tấn gạo để trợ cấp cho trên 4.000 lượt người”.

Lãnh đạo Công ty 72 tặng quà cho các đối tượng chính sách. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Lãnh đạo Công ty 72 tặng quà cho các đối tượng chính sách. Ảnh: Vĩnh Hoàng



Bên cạnh đó, để giúp trẻ em trên vùng biên giới có điều kiện học tập tốt hơn, Công ty đã đầu tư xây dựng 18 điểm trường với 26 lớp mẫu giáo, 18 lớp nhà trẻ thu hút 1.230 cháu, trong đó có 452 cháu người dân tộc thiểu số được hỗ trợ tiền ăn và các khoản đóng góp xây dựng trường. Công ty cũng đã đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng Trường Mầm non 18-4 đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Hàng năm, Công ty còn hỗ trợ trên 900 triệu đồng cho việc mua sắm thiết bị dạy học và các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Công ty còn có 1 bệnh xá quân dân y phục vụ nhu cầu khám-chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Hàng năm, bệnh xá tổ chức khám và cấp thuốc miễn phí cho trên 3.000 lượt người dân với số tiền gần 200 triệu đồng. Ngoài ra, hàng năm, Công ty hỗ trợ giống, phân bón, thuốc trừ cỏ, ngày công và cày bừa cho người dân làng Tung, làng Sơn (xã Ia Nan), làng Bua (xã Ia Pnôn) và làng Trol Đeng (thị trấn Chư Ty) để sản xuất lúa nước với diện tích 60 ha; huy động hàng ngàn ngày công tổ chức nạo vét 3.000 m kênh mương dẫn nước, rào xung quanh cánh đồng lúa với 1.000 cọc bê tông và 4.200 m dây kẽm gai để giúp đỡ các làng phát triển sản xuất.
 

 VĨNH HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.