Ngày 29-7, trên cơ sở các dữ liệu của Liên hợp quốc, các nhà nghiên cứu dân số thế giới dự báo công dân thứ 7 tỷ của thế giới sẽ được sinh ra ở Ấn Độ vào ngày 31-10-2011.
Trong năm 2011, dân số thế giới tăng 78 triệu, bằng dân số châu Âu năm 1600 (trừ Nga và đế quốc Ottoman) với 135 triệu trẻ em được sinh ra và số người chết là 57 triệu người.
Liên hợp quốc nhấn mạnh mặc dù tỷ lệ sinh đẻ giảm nhưng tiến bộ y tế với các vắcxin và thuốc kháng sinh chống bệnh ngày càng hiệu quả hơn và các điều kiện y tế công được cải thiện đã làm tăng tuổi thọ ở các nước đang phát triển.
Dân số thế giới đạt 1 tỷ người năm 1800 và tăng lên 2 tỷ người vào năm 1925, tức sau 125 năm. Tuy nhiên, dân số thế giới tăng gấp đôi trong 40 năm từ năm 1960 đến năm 2000. Và trong vòng 12 năm, thế giới lại tăng thêm 1 tỷ người nữa, từ 6 tỷ năm 1999 lên 7 tỷ năm 2011.
Liên hợp quốc dự báo từ nay đến năm 2050, dân số thế giới sẽ đạt 9,3 tỷ người, tăng thêm 2,3 tỷ người. Trong nửa đầu thế kỷ 21, dân số thế giới tăng từ 2-4,5 tỷ người, trong đó 97% dân số tăng là ở các nước đang phát triển. Vào cuối thế kỷ này, dân số thế giới sẽ đạt mốc 10,1 tỷ người mặc dù dân số các nước phát triển không tăng, thậm chí dân số ở độ tuổi lao động giảm.
Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới vào năm 2050 và Mỹ sẽ là nước phát triển duy nhất trong 10 nước đông dân nhất thế giới vào thời điểm này.
David Bloom- Giáo sư về y tế công của Trường Đại học Harvard của Mỹ cảnh báo tốc độ tăng dân số này đang tạo ra biến động dân số chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
Bức tranh dân số thế giới sẽ vô cùng phức tạp và tạo ra những thách thức kinh khủng đối với nhân loại. Với dân số tăng quá nhanh, các nước đang phát triển sẽ phải đối phó với thách thức rất lớn về cung cấp lương thực, nước, nhà ở và năng lượng, đồng thời tác động nghiêm trọng đến y tế, giáo dục, an ninh và tăng trưởng kinh tế. Các thách thức này không phải không thể vượt qua nhưng nhân loại cần phải hành động khẩn cấp và mạnh mẽ trước những biến động dân số này.
Liên hợp quốc lưu ý rằng thách thức dân số đối với thế giới đang phát triển cũng là thách thức toàn cầu vì trong thế giới toàn cầu hóa, thách thức dân số ở bất cứ đâu cũng đều là thách thức chung của mọi nơi trên Trái Đất.
Trong năm 2011, dân số thế giới tăng 78 triệu, bằng dân số châu Âu năm 1600 (trừ Nga và đế quốc Ottoman) với 135 triệu trẻ em được sinh ra và số người chết là 57 triệu người.
Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới vào năm 2050. |
Dân số thế giới đạt 1 tỷ người năm 1800 và tăng lên 2 tỷ người vào năm 1925, tức sau 125 năm. Tuy nhiên, dân số thế giới tăng gấp đôi trong 40 năm từ năm 1960 đến năm 2000. Và trong vòng 12 năm, thế giới lại tăng thêm 1 tỷ người nữa, từ 6 tỷ năm 1999 lên 7 tỷ năm 2011.
Liên hợp quốc dự báo từ nay đến năm 2050, dân số thế giới sẽ đạt 9,3 tỷ người, tăng thêm 2,3 tỷ người. Trong nửa đầu thế kỷ 21, dân số thế giới tăng từ 2-4,5 tỷ người, trong đó 97% dân số tăng là ở các nước đang phát triển. Vào cuối thế kỷ này, dân số thế giới sẽ đạt mốc 10,1 tỷ người mặc dù dân số các nước phát triển không tăng, thậm chí dân số ở độ tuổi lao động giảm.
Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới vào năm 2050 và Mỹ sẽ là nước phát triển duy nhất trong 10 nước đông dân nhất thế giới vào thời điểm này.
David Bloom- Giáo sư về y tế công của Trường Đại học Harvard của Mỹ cảnh báo tốc độ tăng dân số này đang tạo ra biến động dân số chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
Bức tranh dân số thế giới sẽ vô cùng phức tạp và tạo ra những thách thức kinh khủng đối với nhân loại. Với dân số tăng quá nhanh, các nước đang phát triển sẽ phải đối phó với thách thức rất lớn về cung cấp lương thực, nước, nhà ở và năng lượng, đồng thời tác động nghiêm trọng đến y tế, giáo dục, an ninh và tăng trưởng kinh tế. Các thách thức này không phải không thể vượt qua nhưng nhân loại cần phải hành động khẩn cấp và mạnh mẽ trước những biến động dân số này.
Liên hợp quốc lưu ý rằng thách thức dân số đối với thế giới đang phát triển cũng là thách thức toàn cầu vì trong thế giới toàn cầu hóa, thách thức dân số ở bất cứ đâu cũng đều là thách thức chung của mọi nơi trên Trái Đất.
Theo TTXVN