Con tàu của tình thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ba năm nay, tàu 561 hoạt động từ khu vực Nhà giàn DK1 qua quần đảo Trường Sa với nhiệm vụ cứu người. Đây là con tàu bệnh viện hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

“Bệnh viện trên biển”

Đại úy Hoàng Đình Duyến-Thuyền trưởng tàu 561 giới thiệu: Tàu 561 có khả năng hoạt động liên tục trên biển 45 ngày đêm, chịu được sóng cấp 9 và sức gió giật cấp 10. Các khoang đều được trang bị điều hòa, tủ lạnh, ti vi kết nối truyền hình vệ tinh vinasat. Thủy thủ đoàn gồm 43 người, trong đó kíp quân y 12 người. Tàu 561 được lắp các thiết bị thông tin liên lạc, khí tài hàng hải hiện đại thuộc thế hệ mới. Hệ thống trang-thiết bị mặt boong đồng bộ, bảo đảm cho các hoạt động bốc xếp, vận chuyển và hoạt động dự phòng, phao xuồng hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp. Tàu 561 có nhiệm vụ cứu, chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ và ngư dân trên biển; thăm, khám bệnh cho quân và dân trên các đảo và nhà giàn; phục vụ các chuyến thay quân, chở các đoàn công tác ra thăm và làm việc tại Trường Sa…

 

 Y-bác sĩ của tàu bệnh viện khám bệnh cho ngư dân. Ảnh: N.H
Y-bác sĩ của tàu bệnh viện khám bệnh cho ngư dân. Ảnh: N.H

Là tàu bệnh viện nên tàu 561 được thiết kế, bố trí hợp lý với hệ thống trang-thiết bị y tế tiên tiến bậc nhất. Riêng phòng mổ và phòng hội chẩn được trang bị hệ thống truyền hình trực tiếp với Bệnh viện Quân y 175 (TP. Hồ Chí Minh) qua vệ tinh vinasat. “Những ca cấp cứu, mổ quan trọng chúng tôi đều tiến hành hội chẩn với y-bác sĩ Bệnh viện 175 bất kể giờ giấc. Nhờ đó, việc cứu chữa bệnh nhân được kịp thời, dựa trên phác đồ điều trị do Bệnh viện 175 cung cấp”-Đại úy Thái Đàm Lương-bác sĩ quân y của tàu 561 cho biết.

Cứu người trong bão tố

Là người gắn bó lâu năm với con tàu, bác sĩ Thái Đàm Lương nhơ rõ ngày tháng từng ca cấp cứu, chữa trị cho ngư dân. Đầu tháng 7-2015, tàu 561 đã cứu chữa cho 11 ngư dân tàu cá Bình Định bị chìm tại vùng biển Trường Sa. Theo lời kể của những ngư dân này, khi tàu của họ trên đường từ ngư trường Trường Sa về lại Bình Định thì bị gió bão bất ngờ đánh chìm. Họ chỉ kịp cầm vội vài chai nước rồi lao xuống thuyền thúng và chia nhau mỗi lần ba người ngồi trên thúng, ba người dưới nước để giữ cho thúng không bị lật trong cơn sóng dữ. Dù ở trong tình cảnh thập tử nhất sinh nhưng ngư dân vẫn bám trụ, lênh đênh trên biển 2 ngày. “Nhận được tin báo lúc chập tối, lập tức thuyền trưởng cho tàu chạy hết tốc lực để kịp ứng cứu. Khoảng cách chỉ 30 hải lý nhưng do gió bão và sóng rất mạnh (cấp 5, cấp 6) nên gần 3 tiếng sau chúng tôi mới cập được mạn tàu tiếp nhận 11 bệnh nhân. Lúc đó các ngư dân gần như lả đi vì đói và mệt. May mắn không ai có vấn đề gì nghiêm trọng”-bác sĩ Lương chia sẻ.

Trước đó, tàu 561 tiếp nhận lần lượt 2 trường hợp ngư dân trong tình trạng nguy cấp. Đây cũng là những ca cấp cứu gian nan mà các y-bác sĩ trên tàu không thể nào quên được. Ngày 12-6-2015, khi tàu rời khu vực Nhà giàn DK1 thì nhận được điện khẩn thông báo có một trường hợp ngư dân cần cấp cứu. 10 giờ đêm, giữa cơn sóng to gió lớn, tàu quay trở lại tiếp cận tàu của ngư dân Đặng Văn Bình (51 tuổi, quê Quảng Ngãi). Ông Bình bị chấn thương sọ não và hôn mê. “Chúng tôi hội chẩn với Bệnh viện 175 đến gần 12 giờ đêm. Tình trạng bệnh nhân ngày một xấu, phải điều trị hồi sức tích cực. Chúng tôi phải thức trắng đêm, chạy đua với thời gian để cứu bệnh nhân. Đến 5 giờ sáng, tàu cập đảo Trường Sa Lớn, trực thăng chờ sẵn đưa bệnh nhân về Bệnh viện 175 điều trị tiếp”-bác sĩ Lương kể.

Một trường hợp phải mổ ngay trong đêm là ngư dân Huỳnh Văn Kiên (21 tuổi, quê Bình Thuận). Khi ghe đang đánh cá tại khu vực đảo Núi Le thì anh Kiên bỗng đau bụng dữ dội. Sau khám, phát hiện bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp, kíp mổ phải trắng đêm mổ và theo dõi diễn biến sức khỏe của bệnh nhân.

Những tình cảm của ngư dân dành cho con tàu 561 khó mà kể hết. Giữa trùng khơi, giữa những bất trắc, họ coi con tàu màu trắng có chữ thập đỏ là biểu tượng của sự sống. Những tàu đánh cá gần nhau khi phát hiện có người của tàu khác bị nạn, nếu trông thấy tàu 561 sẽ thông báo cho nhau. Chính vì những ân tình giữa ngàn khơi mà khi ngư dân đã khỏi bệnh tiếp tục bám biển, nếu gặp tàu 561, họ lại biếu kíp quân y trên tàu một ít cá tươi để cảm ơn.

Hoành Sơn-Ngọc Hiển

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.