"Con nuôi" của đồn biên phòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cách đây 40 năm về trước, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đã nhận con nuôi. Tiếp nối truyền thống ấy, cán bộ, chiến sĩ của Đồn đang tiếp tục nhận giúp đỡ 12 cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn bằng những bữa cơm ấm tình người lính.

“Mình không cô đơn!”

Hơn 40 năm về trước, một bé gái gầy gò, đen nhẻm được cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh nhận làm con nuôi. Đứa bé ấy vốn đau ốm liên miên, ấy thế mà, dưới bàn tay chăm sóc tận tình của những người lính, đứa bé ngày nào giờ cũng đã bước qua tuổi ngũ tuần. Đó là bà Rmah H’Blúp (làng Mook Đen 1, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ). Đang miệt mài bên khung dệt, thấy có cán bộ biên phòng ghé thăm, bà Rmah H’Blúp đứng lên, tay bắt mặt mừng và trò chuyện rôm rả. Bà nói, hôm trước tự dưng thấy đau đầu, run tay chân, rồi nhờ y sĩ biên phòng khám bệnh, cho thuốc uống nên đỡ rồi, giờ tranh thủ ngồi dệt cho kịp ngày mai giao váy áo cho khách.

 

 Bếp ăn tình thương. Ảnh: Phương Dung
Bếp ăn tình thương. Ảnh: Phương Dung

Nhắc lại khoảng thời gian là con nuôi của đồn biên phòng, ánh mắt bà bỗng sáng lên niềm tự hào. “Những tháng ngày ở trên đồn mình vui lắm! các anh, các chú trên đồn như người cha, người mẹ của mình vậy. Mình còn được các chú dẫn đi biểu diễn văn nghệ nữa”-bà cười vui vẻ. Rồi bà tiếp: “Ngày đó, bố mình đi đánh giặc rồi hy sinh, một mình mẹ phải nuôi mấy chị em. Mình lại hay đau ốm, sợ không sống nổi nếu cứ ở dưới làng nên các chú, các anh biên phòng mới xin mẹ cho mình về làm con nuôi!”. Và rồi từ đó, H’Blúp được sống trong vòng tay yêu thương của những “Chú bộ đội”. Không chỉ được chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, H’Blúp còn được các chú dạy chữ, dạy hát. Từ một cô bé gầy gò, chẳng bao lâu sau, Rmah H’Blúp trở nên vô cùng nhanh nhẹn. Dù khoảng thời gian đó cũng chỉ kéo dài vài năm song trong ký ức của bà Rmah H’Blúp, những năm tháng ấy là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong đời.

3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Rmah H’Blúp chia tay ngôi nhà ấm áp để trở về làng sống cùng mẹ và em trai. Vốn đã quen với cuộc sống trên đồn, quen với từng gốc cây, ngọn cỏ, quen luôn cả những tiếng kẻng báo thức, quen với nếp sinh hoạt… nên phải mất thời gian khá lâu bà mới quen với cuộc sống ở làng. Thậm chí, thời gian đầu, cứ hai ba ngày bà lại đòi mẹ đưa lên thăm đồn biên phòng cho đỡ nhớ...

Bếp ăn nuôi học trò nghèo

Khi tiếng trống tan trường vừa điểm, cũng là lúc không gian “bếp ăn tình thương” của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh tại Đội Quản lý địa bàn ở xã Ia Dom, huyện Đức Cơ rộn tiếng nói cười. 12 cháu học sinh của Trường Tiểu học Trần Phú và THCS Nguyễn Trãi tề tựu đông đủ. Thật ngạc nhiên, khi hầu hết các cháu nhỏ đều khoanh tay chào các chú bộ đội là bố. Cháu Nguyễn Thị Kim Khánh-học sinh lớp 4, tâm sự: “Tụi con ở đây được các chú lo lắng nhiều lắm, nhất là chú Hoằng (thiếu tá Vũ Văn Hoằng-cán bộ biên phòng tăng cường cơ sở). Tụi con được ăn ngon, ăn đủ chất và được các chú dạy học, dạy cách biết quan tâm đến những người xung quanh, biết giúp đỡ cha mẹ… Con quý các chú lắm, các chú giống y như cha mẹ của con vậy!”.

Sau khi treo cặp sách gọn gàng, ngăn nắp, các cháu nhanh tay dọn bàn ăn, lấy chén đũa, bê cơm canh… Không riêng gì các cháu học sinh học buổi sáng mà ngay cả một số cháu học buổi chiều cũng ghé đây ăn cơm trưa trước khi đến lớp. Đó là trường hợp của hai anh em Rmah Khải và Rmah H’Đuối. Khải đang học THCS còn em gái thì học Tiểu học. Vì vậy, cứ tầm trưa thì Khải đến trường đón em gái rồi hai anh em vào đồn ăn cơm cùng các chú bộ đội biên phòng. Ăn xong, H’Đuối về nhà còn Khải thì đến lớp. Hoàn cảnh của hai anh em Khải rất khó khăn. Mẹ thường xuyên đau ốm, một mình ba đi làm nuôi cả nhà, hai anh em thường phải đi bộ đến lớp. “Ở đây, tụi cháu được ăn đúng giờ và có nhiều thức ăn ngon hơn ở nhà. Hôm nào được nghỉ học tụi cháu cũng muốn lên đây ăn”-Rmah Khải cho biết.  

Quả thật, nhìn mâm cơm của các cháu với đầy đủ thịt kho, cá chiên, rau xanh và sự quan tâm, chăm sóc ấy khiến chúng tôi liên tưởng đến bữa cơm gia đình với sự chăm sóc của người cha, người mẹ dành cho con cái. Thiếu tá Vũ Văn Hoằng cho biết: Hầu hết các cháu học sinh ở đây đều có hoàn cảnh khó khăn, nhà nghèo, mồ côi, cha mẹ thường xuyên ở trên nương rẫy… Vì vậy, ba năm qua, cứ sau mỗi buổi học, các cháu tập trung về đây nghỉ ngơi, ăn uống rồi chờ gia đình lên đón, cháu nào nhà xa mà không ai đưa đón thì các chiến sĩ Biên phòng đưa về tận nhà. Có lẽ, cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc tận tình của các chú bộ đội nên nhiều cháu nhỏ đã không ngần ngại khi gọi các chú là bố-xưng con.

Để duy trì “bếp ăn tình thương” mỗi tháng đơn vị cũng phải trích ra 5-6 triệu đồng từ số tiền tự nguyện đóng góp của cán bộ, chiến sĩ. Cụ thể, cán bộ chỉ huy ủng hộ 200 ngàn đồng/tháng, cán bộ hưởng lương đóng 100 ngàn đồng/tháng còn chiến sĩ là 20 ngàn đồng/tháng. Những việc làm của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng đã góp phần nâng cánh ước mơ cho nhiều học sinh nghèo.    

 Phương Dung

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.