Cổ vật nơi ngã ba sông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thung lũng Ayun Pa, nơi gặp nhau của con sông mẹ-Ayun và sông cha-Pa như hòa quyện, sản sinh một vùng đất trù phú bạt ngàn lúa nước, mía, bắp lai và lắng đọng những trầm tích văn hóa độc đáo.

Trống thiêng buôn Rưng

Như nhiều người am hiểu về văn hóa bản địa, bà H’Kliơng (65 tuổi, buôn Rưng Ma Nin, xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa) luôn đau đáu nỗi niềm về gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Với bà: “Điều đáng tiếc là hình ảnh những chiếc trống thiêng đặt cố định trên ngôi nhà dài đặc trưng của người Jrai đang ngày càng thưa thớt nơi các buôn làng”. Bởi vậy, bà luôn khuyên bảo con cháu phải bằng mọi giá lưu giữ chiếc trống thiêng Hgor Knong từ thời xưa ông bà để lại như một báu vật của dòng họ, buôn làng.  
 

Bà Rcom H’Kliơng và chiếc trống thiêng Hgor Knong. Ảnh: nguyễn TÚ
Bà Rcom H’Kliơng và chiếc trống thiêng Hgor Knong. Ảnh: Nguyễn Tú

Theo tiếng Jrai, Hgor Knong có nghĩa là trống lớn nhất. Tang trống được làm từ thân gỗ H’Găi to mấy người ôm khoét rỗng bên trong. Đây là loại gỗ chỉ riêng ở núi Chư Jú thuộc xã Ia Rbol xưa kia mới có. Hai mặt trống bịt bằng da trâu và suốt dọc thân trống cũng vậy. Trống Hgor Knong ở nhà bà H’Kliơng có đường kính mặt trống hơn 1,5 mét, chiều dài thân trống hơn 2 mét. Đây là một chiếc trống thuộc vào hàng lớn nhất, hiếm hoi còn lưu giữ được tới ngày nay ở thung lũng Ayun Pa.

Hgor Knong là trống thiêng chỉ dùng vào việc lễ cúng trong nhà như: cúng mừng tuổi cho bố mẹ, ông bà; cúng mừng đám hỏi, đám cưới; đặc biệt, trống Hgor Knong đánh lên để báo hiệu khi nhà có người sắp chết… Trống đi kèm với bộ chiêng cúng. Chính vì thế trống và chiêng không thể đưa cho người khác mượn. “Khi nghe tiếng trống vang lên theo nhịp điệu rộn ràng thì dân làng biết được nhà có việc vui để kéo đến uống rượu mừng. Còn khi nghe tiếng trống giật đứt quãng, âm vang “thùng thịch! thùng thịch!” nghe như đau đớn, ai oán thì dân làng đều biết đấy là báo hiệu nhà có người sắp chết”-bà H’Kliơng lý giải.

Chiếc trống Hgor Knong do bà cố nội của bà H’Kliơng dùng 2 con voi đổi lấy rồi truyền lại. “Khi giặc Pháp kéo đến vùng Cheo Reo-Phú Bổn, nghe gia đình có chiếc trống lạ ông quan tư người Pháp rất thèm muốn. Hắn kéo đám lính lê dương xộc vào nhà một mực đòi cướp trống mang đi. Bà nội của tôi đã phải cống nạp một con voi và 20 ghè rượu quý, chúng mới chịu thôi”-bà H’Kliơng tiết lộ.

Báu vật còn lại

Giữa lúc cồng chiêng và những cổ vật có giá trị của Tây Nguyên không ngừng bị “chảy máu” thì ở thung lũng Ayun Pa nhiều người vẫn giữ được những vật phẩm văn hóa vô giá. Già làng Rô Nang ở Plei Ama Miơng, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa là người tiêu biểu trong việc bảo lưu những giá trị đó. Người Jrai coi cồng chiêng, chum ché và những cổ vật khác là báu vật bởi chúng chính là một phần lai lịch của buôn làng, giữ cổ vật chính là giữ hồn làng.
 

Dàn ghè cổ của nhà bà H’Kliơng ngày xưa mỗi cái phải đổi bằng nhiều con trâu bò. Ảnh: nguyễn Tú
Dàn ghè cổ của nhà bà H’Kliơng ngày xưa mỗi cái phải đổi bằng nhiều con trâu bò. Ảnh: nguyễn Tú

“Ông nội mình lập ra cái làng này từ lúc chỉ có 3 nóc nhà. Nay đến mình làng có đến 118 hộ. Mình giữ lại đồ của ông cha là giữ cho làng. Khi vào hội hay làng có việc hệ trọng, không có tiếng trống, tiếng chiêng, không có cái chum, cái ché của ông cha đem ra dùng, người Jrai không vui bụng được đâu...”. Truyền thống và âm hưởng của buôn làng Tây Nguyên như lắng sâu, gói gọn trong câu nói mộc mạc của vị già làng 88 tuổi này.

Ông Rô Nang còn giữ được hai bộ chiêng cổ kađơ và arăp cùng nhiều loại chum ché quý có tuổi hàng trăm năm. Thêm một của hiếm là chiếc khiên gỗ hình nón-vật chắn tên của người Jrai xưa trong giao chiến với kẻ thù. Bộ chiêng cổ kađơ có 8 cái lớn nhỏ, chỉ đánh khi làm lễ cầu mưa, cúng ăn mừng. Còn bộ arăp có 11 chiếc lớn nhỏ, để đánh trong lễ tang ma. “Có nhiều người đến năn nỉ mình bán nhưng làm sao mà bán được. Ông bà mình bán cả mấy chục con vừa trâu vừa ngựa mới sắm được những cái chiêng, cái ché quý này mà. Mình biết giờ ít ai còn được hai bộ chiêng cổ to lớn như của mình nên phải quyết giữ lại cho làng...”-già làng Rô Nang trầm giọng như tiếng vọng của những cổ vật đại ngàn.
 

Ảnh: Nguyễn Tú
Ảnh: Nguyễn Tú

Càng kỳ lạ hơn khi, có lần con gái ông bị bệnh hiểm nghèo chạy chữa hết tiền của, có người gạ gẫm ông bán 2 bộ chiêng quý này để lấy tiền thuốc thang cho con nhưng ông đã lắc đầu từ chối và đau đớn nuốt lệ nhìn con gái mình về với ông bà. Đã có không ít người nói ông bị gàn, nhưng có lẽ tôi hiểu được phần nào cái sự đau đớn và vinh dự của ông khi mang trong mình trọng trách níu giữ lại vật quý cho buôn làng, con cháu về sau.

Đức Phương-Nguyễn Tú

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

(GLO)- Phát huy lợi thế là trung tâm vùng kinh tế phía Đông Nam tỉnh, sau hơn 11 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, thị xã Ayun Pa đã từng bước khai thác tiềm năng và nội lực, đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

(GLO)- Năm 2018, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Ia Grai. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự điều hành của UBND huyện, kinh tế-xã hội huyện vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả tích cực.
Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

(GLO)- Sau 30 năm thành lập, huyện Kông Chro đã có sự phát triển mạnh mẽ, đầy hứa hẹn. Bộ mặt đô thị và nông thôn đang đổi mới từng ngày, đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước được cải thiện và nâng cao.
Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

(GLO)- Sau 15 năm thành lập, kinh tế-xã hội của huyện Đak Pơ có bước phát triển vượt bậc. Đời sống người dân ngày một cải thiện. Có được kết quả này là nhờ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã tạo động lực giúp vùng đất thuần nông Đak Pơ phát triển mạnh mẽ.
Đất nước của những triệu phú

Đất nước của những triệu phú

(GLO)- Công quốc Monaco nằm ở một eo biển nhỏ phía Nam nước Pháp, bên bờ biển Côte dAzur, nước Pháp bao quanh 3 mặt, mặt còn lại giáp biển Địa Trung Hải. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 2,02 km2, Monaco là quốc gia nhỏ thứ 2 thế giới (chỉ sau Vatican), dân số 38.000 người-nằm trong top 10 quốc gia có dân số ít nhất thế giới. Tuy nhỏ về diện tích và ít về dân số nhưng quốc gia này có đến 1/3 dân số là triệu phú và rất nhiều tỷ phú, không có người nghèo, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có tỷ lệ triệu phú cao nhất thế giới. Do vậy, Monaco được mệnh danh là đất nước của những triệu phú đô la.
Xã luận: Xuân khát vọng

Xã luận: Xuân khát vọng

(GLO)- Chúng ta quyến luyến chia tay năm Mậu Tuất, bước sang Xuân mới Kỷ Hợi 2019. Với Gia Lai, năm Mậu Tuất 2018 ghi dấu ấn đặc biệt trên nhiều lĩnh vực, thể hiện rõ quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, khát vọng vươn lên chinh phục những tầm cao mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Những ngày ở Nhật

Những ngày ở Nhật

(GLO)- Trong tâm thức của người Việt hàng thế kỷ nay, Nhật là dân tộc có nhiều điều đáng học. Tư tưởng duy tân từ cụ Phan Chu Trinh và kế tiếp là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu in đậm sử sách, ăn sâu tư duy thế hệ chúng tôi. Vì vậy, được đến nước Nhật, tận thấy cuộc sống của người Nhật từ lâu là ước muốn của nhiều người.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

(GLO)- Năm qua, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã liên tục đi kiểm tra, thị sát cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình, giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ. Qua đó đã tăng cường sức mạnh đoàn kết, đẩy nhanh phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.
Xuân về trên núi

Xuân về trên núi

(GLO)- Ở xứ cao nguyên này, mưa thì dằng dặc, triền miên, nắng thì hoang hoải, kiệt cùng. Những khoảnh khắc xuân-hạ-thu-đông dường như chỉ đỏng đảnh ghé qua chớp nhoáng trong một thời khắc nào đó, mà nếu hững hờ, sẽ khó lòng mà nhận ra.
Thưởng trà và sống chậm

Thưởng trà và sống chậm

(GLO)- Yêu thích nghệ thuật trà đạo và triết lý Phật giáo, anh Võ Thanh Hưng đã quyết tâm xây dựng một không gian thưởng thức trà đúng chất xưa. Nét xưa ấy thể hiện ngay từ cái tên Hồn Gỗ của quán cho đến cách mà anh ngồi đối ẩm cùng những người trót mê đắm hậu vị ngọt mát của các loại trà Việt.
Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

(GLO)- Năm 2018, Gia Lai tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Minh chứng là qua 2 lần tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với TP. Hồ Chí Minh, kết quả đạt được đều rất khả quan với nhiều dự án đã được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.
Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

(GLO)- Bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, huyện Chư Sê đã tập trung mọi nguồn lực để quy hoạch, chỉnh trang đô thị, tu sửa, nâng cấp hệ thống đường giao thông, vỉa hè… nhằm hướng tới mục tiêu trở thành thị xã trước năm 2020.
Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

(GLO)- Năm 2017, huyện Chư Pưh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, giá trị tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,05%. Trong đó, nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,6%, công nghiệp-xây dựng tăng 12,92%, dịch vụ tăng 13,96%; thu nhập bình quân đầu người đạt 39,31 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn hơn 282 tỷ đồng, đạt 104,28% kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 23.585,7 ha, đạt 101,31% kế hoạch.
Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

(GLO)- Tăng cường hoạt động phòng-chống dịch, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để người dân chủ động giám sát dịch tễ; triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế-dân số, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở; phát triển và mở rộng dịch vụ, kỹ thuật y tế tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng...
Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

(GLO)- Ngày trước, khi nói về Bộ đội Biên phòng, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh chú chiến mã phi nước đại trên đỉnh núi cao xa. Tuy nhiên, lính Biên phòng không chỉ có ngựa mà còn sở hữu một lực lượng rất đặc biệt, đó là những chú chó nghiệp vụ cực kỳ nhanh nhạy, thông minh. Những ngày đầu Xuân Mậu Tuất, chúng tôi có dịp lên xã Ia Mơr (huyện Chư Prông) thăm Cụm Cơ động Chó nghiệp vụ 3-Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ trên toàn tuyến biên giới các tỉnh Tây Nguyên.