Có hay không Chuyện "chạy chính sách" ở xã Chư Gu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, bằng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau, các cấp, các ngành của tỉnh đã hỗ trợ người dân các địa phương từng bước thoát nghèo bền vững. Thế nhưng tại xã Chư Gu (huyện Krông Pa), hiện còn 91 hộ gia đình kêu nghèo do thiếu đất sản xuất. Qua kiểm tra thực tế mới đây của Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã phát hiện nhiều vấn đề, trong đó nhiều hộ khá giả cũng nằm trong danh sách hộ nghèo cần hỗ trợ khiến dư luận không khỏi bức xúc và đặt ra câu hỏi có hay không việc “chạy chính sách” để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Vậy tại các địa phương khác có diễn ra trường hợp tương tự?

Những điều trông thấy  

Nằm trên trục quốc lộ 25 chỉ cách thị trấn Phú Túc 7 km, xã Chư Gu vẫn còn là xã đặc biệt khó khăn. Theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2013, tổng số hộ nghèo trên địa bàn xã là 514 hộ, chiếm 37,3%. Đặc biệt, có đến 91 hộ nghèo do thiếu đất sản xuất, chiếm 17,7%. Còn lại 300 hộ thiếu vốn sản xuất, 110 hộ thiếu kiến thức không biết làm ăn và 51 hộ nghèo do đông con. Kết quả rà soát năm 2014 số hộ nghèo đã giảm xuống còn 437 hộ. Tuy nhiên vẫn còn 91 hộ nghèo do thiếu đất sản xuất.

Để tìm hướng giải quyết cho 91 hộ thiếu đất sản xuất này, mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh đã đi kiểm tra thực tế ở từng hộ gia đình. Qua đó đã phát hiện nhiều vấn đề về công tác rà soát hộ nghèo. Đặc biệt, nhiều hộ có điều kiện phát triển kinh tế, có đất sản xuất nhưng vẫn đưa vào danh sách hộ nghèo, trong khi nhiều gia đình nghèo khác lại không nằm trong diện này.

 

 Mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng chị H’Tiam vẫn không nằm trong danh sách hộ nghèo. Ảnh: Nguyễn Diệp
Mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng chị H’Tiam vẫn không nằm trong danh sách hộ nghèo. Ảnh: Nguyễn Diệp

Đến gia đình bà Rô H’Tiam, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi căn nhà sàn 3 mẹ con sinh sống không khác mấy so với chuồng chim. Dù vậy, gia đình không được đưa vào danh sách hộ nghèo từ năm 2013 đến nay. Bà cho hay: Nhà có 2 đứa con không biết lý do gì trong 2 năm 2013-2014 trưởng thôn thông báo “đã thoát nghèo”, trong khi bản thân phải đi làm thuê hàng ngày để kiếm gạo nuôi con. Bà con trong làng ai kêu gì làm nấy, nhiều khi phải ứng tiền trước để mua gạo về ăn. Nhà bà không có đất sản xuất. Còn bà Siu H’Nhó (buôn Bát) thì buồn bã nói: Gia đình tôi là hộ nghèo từ 10 năm nay, hàng ngày phải đi làm thuê kiếm sống. Nhiều lần xin được hỗ trợ bò sinh sản nhưng không được cấp. Trong khi đó những gia đình khá giả hơn đã có bò, có rẫy sản xuất nhưng vẫn được hỗ trợ bò.    

Trái với 2 gia đình trên, nhiều hộ ở thôn, buôn khác có điều kiện phát triển kinh tế nhưng vẫn có tên trong danh sách hộ nghèo hàng năm cần hỗ trợ đất sản xuất. Điển hình như hộ ông Chu Sỹ Quý (thôn 1), dù nhà cửa khang trang, có lò sấy thuốc lá nhưng vẫn có sổ hộ nghèo. Ông Quý cho biết: Nhà có 3 sào đất và thuê thêm 6 sào để trồng thuốc lá. Bản thân đi làm thuê mỗi ngày kiếm được 150 ngàn đồng tiền công. Con cái lớn đi làm ăn xa. Mỗi năm sau khi trừ các chi phí gia đình thu về khoảng 30 triệu đồng… Còn hộ bà Lê Thị Tình (thôn Kiến Xương) nhà có đủ những vật dụng sinh hoạt trong gia đình như tủ lạnh, ti vi, xe máy, karaoke cũng thuộc hộ nghèo từ 3 năm nay.

Qua kiểm tra thực tế ở từng hộ gia đình, các cơ quan chức năng phát hiện khoảng 80-90% số hộ gia đình trẻ vừa mới tách hộ ra ở riêng có cha, mẹ khá giả nhưng cứ khai thiếu đất sản xuất dẫn đến đói nghèo.

Ông Nguyễn Văn Tuyên-Chủ tịch UBND xã Chư Gu thừa nhận: Việc rà soát 91 hộ nghèo thiếu đất sản xuất, thu nhập bình quân chỉ có 400 ngàn đồng/tháng là sai số lớn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trình độ chuyên môn của cán bộ điều tra còn hạn chế. Bên cạnh đó, các hộ không được đưa vào diện hộ nghèo thường bị nhắn tin đe dọa. Đặc biệt, cán bộ điều tra thường nể nang nên đưa bà con, anh em vào diện hộ nghèo để được hưởng các chế độ chính sách!

Giải quyết bằng cách nào?

Có thể nói việc bình xét danh sách hộ nghèo trên địa bàn xã Chư Gu trong thời gian qua là không công tâm, thiếu khách quan và thiếu thực tế. Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn gặp nhiều khó khăn (căn cứ theo các tiêu chí hộ nghèo), trong khi các hộ khác có cuộc sống sung túc nhưng vẫn “chạy chính sách” để được hưởng ưu đãi của Nhà nước là điều quá bất cập. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do các điều tra viên chịu nhiều áp lực, báo cáo không trung thực cố tình đưa người bà con vào để hưởng lợi. Một số thì bị uy hiếp và đe dọa buộc phải đưa vào hộ nghèo. Quan trọng nhất là xã không sâu sát với thực tế đời sống bà con.

 

Theo báo cáo của UBND huyện Krông Pa, năm 2013, toàn huyện có 6.715 hộ nghèo, trong đó hộ nghèo do thiếu đất sản xuất là 1.713 hộ. Do yêu cầu phải rà soát lại lần 2 nên con số này đã giảm xuống còn 573 hộ thiếu đất sản xuất.

Anh Rơ Com Chơn-cán bộ văn hóa xã hội xã Chư Gu tâm sự: “Điều tra viên chủ yếu là người trình độ còn hạn chế nên việc điều tra hộ nghèo không được chính xác. Đặc biệt là họ chịu áp lực từ người khác”…

Qua kiểm tra thực tế tại 91 hộ nghèo do thiếu đất sản xuất, đoàn kiểm tra của tỉnh đánh giá chỉ có 70/91 là hộ nghèo. Vì vậy phải loại khỏi danh sách 16 hộ, cần xem xét lại 5 hộ. Bên cạnh đó, theo Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 22-5-2014 của UBND tỉnh quy định bình quân diện tích đất sản xuất tối thiểu cho mỗi hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 1 ha đất nương rẫy. Theo đó, xã Chư Gu có 40 hộ đã có đất nương rẫy 0,1-0,5 ha; 17 hộ có đất từ 0,6-0,8 ha; 3 hộ đã có đủ đất theo định mức 1 ha đất nương rẫy, còn lại 31 hộ không có đất sản xuất thực sự.

Bà Nguyễn Thị Minh Tâm-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết: Việc phản ánh của địa phương là chưa đúng với thực tế do điều tra không kỹ. Cán bộ điều tra còn nể nang không lường trước được sự việc. Vì vậy trong thời gian tới cần thẩm định lại phiếu điều tra  ở từng hộ một trước khi có văn bản báo cáo. Đặc biệt các hộ thiếu đất sản xuất chỉ có giảm chứ không tăng. Những hộ lười không lao động thì chính quyền địa phương phải kiên quyết đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Ông Trần Văn Mạnh-Chủ tịch UBND huyện Krông Pa đề nghị: Đoàn kiểm tra nên tham mưu tỉnh có văn bản hướng dẫn việc rà soát, ban hành tiêu chí cụ thể hơn vì thực tế ở cơ sở nắm chưa rõ.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.