"Có địa phương thiếu tôn trọng hoạt động giám sát của Quốc hội"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 11-1, Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết của Ủy ban TVQH ban hành Quy chế quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một số nội dung liên quan đến hoạt động giám sát của QH, Ủy ban TVQH, Đoàn ĐBQH.

Công khai nơi làm tốt và nơi làm chưa tốt

“Thực chất nhiều địa phương chưa nghiêm túc đâu, thậm chí cả địa phương lớn coi thường hoạt động giám sát của Quốc hội, kể cả hoạt động giám sát tối cao” - Phó Chủ tịch Quốc hội thẳng thắn khi cho biết, có đoàn do Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn xuống giám sát về vệ sinh ATTP mà địa phương chỉ có 1 Phó Chủ tịch ra làm việc cùng vài người cũng toàn cấp phó.

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

“Nhiều năm công tác ở Quốc hội tôi thấy tình trạng này là có, nhất là các địa phương lớn - nơi kiểm tra là có chuyện. Rõ ràng có câu chuyện không nghiêm túc, cần thiết thì nêu một vài trường hợp trước Quốc hội cho công khai, minh bạch, rõ ràng. Phải tôn trọng giám sát của cơ quan quyền lực cao nhất chứ, đó cũng là đại diện cho dân đi giám sát cơ mà, phải làm cho nghiêm” - ông Phùng Quốc Hiển nêu quan điểm.

Chia sẻ với những cái khó của địa phương khi một năm phải tiếp nhiều đoàn, nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhấn mạnh phải nghiêm khắc phê phán các địa phương có thái độ không nghiêm túc, thiếu sự tôn trọng.

“Các địa phương phải tôn trọng hoạt động giám sát của Quốc hội. Làm sao các cuộc giám sát phải như giám sát tối cao, qua đó điều hành, quản lý của bộ máy Nhà nước nâng lên rõ rệt, từng Bộ qua giám sát soi lại mình đang cần gì, thiếu gì, thực hiện đã đúng chưa. Sau đó công khai minh bạch chỗ nào làm tốt, chỗ nào chưa tốt” - Chủ tịch Quốc hội lưu ý “ĐBQH nói chúng ta nói rất hay nhưng trách nhiệm về ai thì chưa rõ, cứ rất chung chung. Phải có danh mục địa phương nào làm tốt”.

Không nên rồng rắn kéo xuống địa phương

Băn khoăn về quy định ấn định số lượng đoàn xuống một địa phương, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, chất lượng và phương thức làm việc của đoàn giám sát mới là quan trọng. Bởi lẽ, cứ nói địa phương kêu nhưng rõ ràng chẳng ai muốn các cơ quan có chức năng đến giám sát vì theo tâm lý nghĩ rằng có vấn đề hoặc khả năng có vấn đề, có sai sót thì đoàn giám sát mới đến.

Đại biểu đề nghị đoàn giám sát đi đến địa phương thì không cần đón tiếp rườm rà, đoàn có kinh phí tự chi trả mà không làm phiền địa phương. Trong làm việc, nếu lãnh đạo ở địa phương bận thì có thể bố trí làm việc với cơ quan chuyên môn.

“Nếu chỉ đi có 10 địa phương chẳng hạn mà là những nơi tình hình không nổi cộm, không bức xúc thì không giải quyết được vấn đề. Những địa phương còn lại thì yêu câu cầu báo cáo nhưng sự thật khi người ta báo cáo thì khuyết điểm hạn chế bớt, ưu điểm nói nhiều dẫn đến hình thành ra một báo cáo giám sát chủ yếu là khen” - bà Nga nêu quan điểm và nhấn mạnh, nếu khen đúng thì tốt nhưng sợ cử tri lại nói không phải như thế.

Ngoài nhấn mạnh cần điều phối số đoàn giám sát xuống từng địa phương, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý không đi đoàn quá đông. Vừa qua quy định một đoàn giám sát chỉ có 3 xe, chỉ trưởng đoàn có xe riêng còn đi xe chung và thực hiện rất nghiêm túc. Khi xuống đến nơi thì chia thành các tổ đi kiểm tra, đó là sự đổi mới.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu quan điểm, không phải giám sát nhiều là chất lượng tốt. Phải căn cứ vào điều kiện thực tế, giám sát tầm vĩ mô là chính và đi địa phương là để chứng minh cho việc thực hiện giám sát đó có được làm tốt hay không.

“Nếu như chúng ta giám sát có hiệu lực hiệu quả, tác động lan toả qua một cuộc giám sát thì dù ít cuộc giám sát nhưng lan toả lớn hơn là nhiều đoàn giám sát. Còn nhiều ý kiến cho rằng hoạt động giám sát của ta hiệu quả chưa cao đâu”, ông Uông Chu Lưu nói.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhấn mạnh giám sát phải thực sự có chất lượng chứ không phải kéo một đoàn đi rất đông nhưng không mang lại hiệu quả gì. Việc điều phối các đoàn cố gắng đừng để một tỉnh phải tiếp quá nhiều đoàn giám sát, ảnh hưởng đến công việc của địa phương. Đoàn nào đông người thì không phê duyệt danh sách đó.

“Một bài báo còn có tác dụng hơn một cuộc giám sát là điều rất đáng suy nghĩ. Làm sao để giám sát thể hiện quyền lực của người dân giao cho Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội” - nữ Chủ tịch nói.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VĨNH HOÀNG

Không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết công tác PCTN, tiêu cực năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 2-12.