Chuyện về đàn bò Hà Tam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ năm 1976, cơ sở chăn nuôi bò Hà Tam đã được thành lập. Người đặt nền móng đầu tiên, trực tiếp gây dựng cơ sở này là ông Trần Hồng Phong-Phó Tiến sĩ được đào tạo ở Liên Xô.
Hà Tam là vùng đất nằm giữa 2 đỉnh đèo, giao thoa giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, vùng khí hậu mang đặc tính của cả miền đồng bằng lẫn cao nguyên. Với khí hậu đặc thù ấy, ngày mưa hầu như dài hơn, rải đều hơn trong năm, cây cỏ vì thế rất xanh tươi và phong phú. Đây cũng là vùng đất lý tưởng để phát triển chăn nuôi các loài gia súc đồng cỏ.
Ngày đầu khai vỡ ấy, cánh đồng cỏ của Nông trường Hà Tam được quy hoạch với diện tích hơn 13.000 ha. Cứ mênh mang như những vùng thảo nguyên du mục ở Trung Á hay Úc châu vậy. Một thời gian sau thì rút xuống còn 6.400 ha, một con số thực tế hơn, với tổng đàn bò 3.000 con.
Với tầm nhìn chiến lược, ngay từ những ngày ấy, lãnh đạo nông trường đã đề ra chủ trương nâng cao tầm vóc, năng suất, sản lượng thịt bò, thay vì tăng quy mô đàn. Để làm được điều này, một bước rất quan trọng là phải lai cải tạo giống, tạo ra các đời con lai F1, F2… theo hướng cao sản. Tuy nhiên, với sức vóc đàn bò địa phương lúc ấy còn quá nhỏ, lai với bò ngoại sẽ rất khó khăn, thậm chí là không thể.
Khi biết ở vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ đã có những đàn bò tầm vóc khá hơn, đã được pha máu cải tạo bước đầu, để đẩy nhanh tiến độ nâng cao tầm vóc đàn bò nền, phục vụ việc lai giống về sau, Nông trường đã cho thay thế dần đàn bò địa phương bằng đàn bò nhập từ phía Nam. Đó như là một bước đi quyết định mang tính đột phá giúp Nông trường đẩy mạnh công tác cải tạo giống bò, tạo ra những dòng bò lai cấp tiến với nhiều ưu điểm sau này.
Năm 1982, công tác thụ tinh nhân tạo bò ở Nông trường Hà Tam bắt đầu triển khai, trên cơ sở đàn bò nền đã khá tốt. Ông Tăng Văn Nuôi-một chuyên gia thụ tinh nhân tạo bò, người từng công tác ở Nông trường Đông Hiếu (Nghệ An) được tăng cường về Nông trường Hà Tam làm hạt nhân hướng dẫn tay nghề, đào tạo những dẫn tinh viên đầu tiên. Thụ tinh nhân tạo bò trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam là một việc còn khó khăn nan giải, nó vừa mang yếu tố khoa học kỹ thuật, vừa mang yếu xã hội.
Năm 1986, Nông trường Hà Tam được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tài trợ triển khai Dự án VE86.008 về phát triển đàn bò thịt năng suất cao mang đặc trưng của Việt Nam. Từ đó, các cặp lai giống bò ngoại chuyên thịt trên đàn nền pha Sind đã lần lượt ra đời, gồm cả nguồn ôn đới và nhiệt đới. Cùng với việc tạo ra các giống bò thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam, Nông trường Hà Tam còn vinh dự được làm cái nôi cho ra đời những “ông Nghè, ông Cống” trong ngành chăn nuôi nước nhà; nhiều tiến sĩ về bò, từng viết những trang luận văn thú vị ở đất này.
Bò Hà Tam đến thời cất cánh, tạo được thương hiệu vang danh trên toàn quốc. Các tỉnh như Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên… đã nhiều lần cử đoàn đến Nông trường Hà Tam để học tập về phương pháp lai cải tạo đàn bò thịt địa phương. Năm 1989, trong hội nghị về công tác sản xuất kinh doanh của các nông trường quốc doanh trên toàn quốc, Nông trường Hà Tam được vinh dự báo cáo về công tác chăn nuôi bò.
Năm 2008, tỉnh Gia Lai đã tổ chức thành công cuộc thi “Hoa hậu bò” khá thú vị với 100 “thí sinh” ở các địa phương về tham dự. Cuộc thi quy tụ những bò lai tốt, khẳng định thành quả của những tháng năm dài gian lao làm công tác lai cải tạo đàn bò của tỉnh, trong đó nòng cốt là Nông trường Hà Tam.
Với thương hiệu lớn, giá trị cao, đàn bò Hà Tam đã tạo được một thời vàng son trên đất Gia Lai mà nhiều vùng miền trên cả nước từng ao ước. Giá một con bò lai cao gấp 3-4 lần bò cỏ địa phương.
Những năm sau này, khi vùng đất Hà Tam đã đông đúc trù phú, diện tích nông trường ngày càng thu hẹp. Khi huyện Đak Pơ được thành lập, Nông trường Hà Tam lại trở thành trung tâm giống bò quy mô nhỏ, rồi sáp nhập vào Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh với cái tên Trại giống bò Đak Pơ. Và, theo ông Văn Phú Bộ-nguyên Giám đốc Nông trường Hà Tam thì điều đáng tiếc nhất là một thương hiệu bò “vang bóng một thời” vô tình đã biến mất. 
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.